Lần đầu tiên gặp cô, tôi không biết mặt mũi cô ra sao, tôi cũng không có bất kỳ ký ức gì về cô. Những gì còn đọng lại trong tiềm thức về cô là một cô gái có giọng nói trong trẻo và dễ thương hệt như một đứa trẻ con. Giọng nói ấy khiến tôi mãi sau này, dù đã gặp biết bao nhiêu người, nghe biết bao nhiêu thứ, nhưng vẫn không thể nào tìm thấy một giọng nói nào giống như vậy. Và, chỉ cần nghe thấy giọng nói ấy thôi, tôi biết chắc chắn đó chính là cô.
Duyên
Hồi còn nhỏ anh và cô là một đôi bạn thân. Họ thân nhau đến nỗi người ta nhìn vào cứ tưởng họ là một cặp vợ chồng tí hon. Anh và cô lúc đó đều không biết vợ chồng là gì, thế là họ cũng thích được gọi như vậy, và họ thường chơi trò cô dâu chú rễ. Họ đưa ra những lời hứa ngây thơ cho nhau rằng sau này lớn lên họ sẽ cưới nhau.
Gác
Tôi không biết người đàn ông ở căn phòng bên cạnh là ai, đến từ đâu, làm nghề gì. Những gì tôi biết về ông ta chỉ gói gọn vẻn vẹn ở chỗ đó là một người đàn ông trung niên, có lẽ ông ta khoảng độ tuổi tứ tuần, và, chẳng còn gì khác nữa. Thỉnh thoảng tôi vẫn thường hay nghe những tiếng ho sặc sụa phát ra từ căn phòng bên cạnh. Tiếng ho có vẻ khàn khàn, trầm trầm và có phần khó nghe, tiếng ho cho thấy đó là một người không được khỏe mạnh, và có lẽ ông ấy đã bệnh từ lâu lắm rồi, một căn bệnh gì đó như lao phổi chẳng hạn. Tôi vẫn thường nghe bà tôi kể về những con người nghèo khổ, phải sống chật vật từng ngày với sự sống và bệnh tật. Bà thường gọi họ là những người khốn khổ, như cách mà Hemingway đã gọi họ trong tác phẩm của mình. Tôi chưa từng đọc tác phẩm ấy, nhưng cũng có thể hình dung ra được phần nào, họ là những con người khốn khổ theo đúng nghĩa đen mà ta thấy, ta nghe được. Như ông, như tôi.
Tháng tư
Nói sao đây nhỉ? Ừ thì có những câu chuyện, hay câu truyện, mà con người ta chẳng biết nó bắt đầu ra sao hay kết thúc như thế nào, người ta chỉ biết nó diễn biến như thế nào, thậm chí có khi người ta còn chẳng biết nó đã diễn biến như thế nào nữa. Cũng bởi một vài lý do vô cùng khó hiểu và vô lý, kiểu như là “chuyện khó nói lắm”, hay là “chuyện dài dòng lắm” mà thôi. Cũng có khi lại tại vì thằng tác giả đó chẳng biết phải bịa ra câu chuyện ấy như thế nào, có khi lại là thằng cha đó không biết nên kể câu chuyện ấy bắt đầu từ đâu. Người ta thường cho rằng truyện này truyện nọ đều là hư cấu, đều là nói láo ăn tiền, có người lại bảo những câu truyện đều bắt nguồn từ những chuyện có thật. Không có chuyện có thật thì lấy đâu ra cảm hứng để mà bịa đặt, nhưng vốn dĩ là bịa đặt thì làm sao mà có thật? Cũng không ai biết là nó có thật hay chỉ là bịa đặt, và cái ông tác giả của nó cũng không ngu gì mà nói ra nó có thật hay là không, vì một khi đã nói ra rồi thì nó không còn sức hấp dẫn nữa. Nên nó cứ mập mờ, ảo ảo như thế, khiến không ai có thể biết trước được những gì.
Cửa sổ
Tôi thường nhìn sang cửa sổ phòng đối diện, dần rồi trở thành một thói quen, rồi nó thành cái tật không biết từ khi nào. Đó là chiếc cửa sổ đối diện với cửa sổ phòng khách của tôi, chúng đối diện, chính xác và song song đến từng mi-li-mét. Đó là một khu chung cư y hệt như khu chung cư tôi đang ở, cả hai toà nhà, y hệt nhau và song song nhau hệt như một toà tháp đôi đồ sộ. Chúng giống nhau đến nỗi nó khiến người ta có thể nhầm lẫn toà nhà này với toà nhà khác. Từ lối đi cho tới các hành lang, các căn phòng, tất thảy chúng đều y hệt nhau như một cặp song sinh cùng một trứng. Ngay cả chiếc cửa sổ trước cửa phòng khách của tôi cũng y hệt như chiếc cửa sổ của toà nhà đối diện, chúng giống nhau đến từng chiếc màn cửa, từng con ốc, và chúng quay mặt vào nhau, chính xác đến nỗi nhiều khi tôi cứ ngỡ đó là một bức tường bị tách ra làm hai, một nửa làm bờ tường của tôi, một nửa làm bờ tường của căn phòng bên cạnh. Ngay cả những đồ đạc trong phòng, chúng cũng giống nhau đến từng chiếc bàn, cái ghế. Tôi tự hỏi, có khi nào ngay cả con người ở trong căn phòng đó cũng giống hệt như tôi, không cảm xúc, không bản ngã. Nhưng có một điều khác biệt mà tôi thấy ở căn phòng đó, đó là cái con người mà tôi đang tò mò kia chẳng bao giờ có cái thói quen kỳ lạ là nhìn sang cửa sổ của người khác như tôi.