Tình yêu, tình dục và văn hóa

Mấy hôm nay rộ lên hai chuyện mà mình thấy xàm xí hết mức mặc dù mình chẳng muốn quan tâm nhưng không biết bằng cách nào đó nó lại lọt vào tai mình, chắc tại nó hot quá mà. Đó là chuyện phim Vợ Ba ngừng chiếu và chuyện tranh cãi về nội dung của bản cover Độ Ta Không Độ Nàng. Không gì khác, lý do của những tranh cãi này đều là “làm mất thuần phong mỹ tục”, “bảo tồn văn hóa”, bla…bla… Tôi thì thấy nó xàm, đúng xàm.

Thử hỏi các ông các bà đang đọc những dòng chữ này, các ông đã từng xem phim khiêu dâm chưa? Tôi dám chắc đến 96,69% rằng tất cả mọi người sử dụng internet đều đã từng xem qua phim khiêu dâm ít nhất một lần, thậm chí những người không biết internet cũng từng xem thông qua các đầu đĩa CD/DVD và trên các điện thoại Trung Quốc thời những năm 2010 trở về trước. Vậy thì các ông các bà bảo rằng những cảnh nóng trong phim là nhạy cảm, là lệch lạc với thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Thấy có xàm không.

Việt Nam chúng ta thuộc top những nước xem phim khiêu dâm nhiều nhất thế giới. Tín ngưỡng của người Việt từ thuở xa xưa cũng là tín ngưỡng phồn thực, tôn thờ sự sinh sôi nảy nở, tôn thờ dương vật và âm đạo. Vậy mà cữ hễ nhắc đến mấy thứ được coi là “nhạy cảm” một chút thì lại bảo là làm mất đi thuần phong mỹ tục. Tôi đồng ý vấn đề này ở những lĩnh vực như ăn mặc hở hang khi vào chùa, người nổi tiếng ăn mặc phản cảm tại một sự kiện nào đó (không đồng ý hoàn toàn), những hành vi đó thì đáng lên án, đáng chê trách. Còn trong phim, phim là nghệ thuật, mà nghệ thuật là để phản ánh cuộc sống, phản ánh sự thật. Có ai dám tự tin với lương tâm mình rằng mình chưa từng có những suy nghĩ về tình dục khi mới dậy thì không? Có ai dám tự tin rằng mình chưa bao giờ tò mò về những chuyện thầm kín đó không? Nếu bạn dám khẳng định điều đó thì hoặc là bạn đang là một đứa trẻ, hoặc là bạn đang xạo lờ.

Tôi đã xem qua bộ phim Vợ Ba, tất nhiên là xem lậu vì chưa kịp xem thì ngừng chiếu rồi. Tôi không biết bản phim mà tôi xem có bị cắt xén gì không, đối với bản phim mà tôi đang xem ấy, tôi chẳng thấy có gì là cảnh nóng đáng để bàn luận cả. Những cảnh ân ái của nữ chính với chồng tôi nhớ lan mang hình như là 2 hay 3 cảnh gì đó, nhưng cũng chỉ toàn quay từ cổ trở lên. Nhìn vào đó thôi cũng đủ thấy những cảnh này không khó để thực hiện mà vẫn không ảnh hưởng đến nữ chính. Cảnh nóng duy nhất mà tôi đánh giá là khá “nóng” là cảnh người đàn bà ngoại tình, nhưng cảnh này lại là một cảnh quay từ xa, cũng không có gì đáng để bàn luận cả.

Một bộ phim khá hay về mặt hình ảnh và nội dung. Xem phim, từng khung hình, từng phân đoạn chúng ta đều thấy nó rất Việt Nam, rất bản sắc văn hóa. Từ gian bếp cho đến dòng sông, từ những con chó cỏ cho đến những chiếc lá ngón đã trở thành huyền thoại trong chương trình học phổ thông. Một bộ phim được khen ngợi trên thế giới và giành nhiều giải thưởng danh giá, vậy mà về Việt Nam chỉ chiếu được có vài ngày chỉ vì cái thứ được gọi là “dư luận”. Sẽ có người bảo rằng là do đơn vị phát hành tự ngừng chiếu chứ chưa có ai ra lệnh cấm chiếu cả. Đúng rồi, họ đã rất không khéo khi đã chủ động rút lui trước, chứ họ mà không ngừng chiếu sớm thì không biết cái “dư luận” và “cộng đồng mạng” đã nâng vấn đề này lên cấp độ nào nữa.

Lại có người bảo rằng người Việt hồi xưa mình đâu có thế, nét văn hóa của dân tộc ta đâu có thế. Thế thì các bạn hãy hỏi lại ông bà mình đi, hồi đó con gái 13 tuổi là đã bị bắt lấy chồng rồi. Lại có người bảo rằng ông bà mình hồi xưa đâu có “bạo” như trong phim. Bạn có dám kể rằng mình đã từng “bạo” như thế nào với con cái, với học trò mình không? Trong phim ta cũng thấy, nhân vật nữ chính hoàn toàn không biết gì về những chuyện đó, cô ta bắt đầu “bạo” là nhờ học hỏi được từ những chị vợ lớn của chồng mình. Đó cũng là điều bình thường từ trước tới giờ thôi, chị em phụ nữ luôn có những chuyện thầm kín để chia sẻ với nhau, nếu không tin các bạn có thể vào webtretho dạo một chút, hoặc vào Tâm sự EVA cũng được. Bạn sẽ thấy các chị em mình bạo đến thế nào.

Ranh giới giữa nghệ thuật và sự dung tục là rất mỏng manh. Nếu một tác phẩm nào đó cổ xúy cho tình dục, cho những hành vi trái ngược với thuần phong mỹ tục thì nó đáng được lên án. Nhưng nếu tình dục được trình bày dưới góc nhìn nghệ thuật, phản ánh đúng các khía cạnh từ cuộc sống, thì nó nên được tiếp nhận và cảm thụ với góc nhìn là thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật. Không phải tự nhiên mà những bức tượng và tranh bán khỏa thân được người ta ca ngợi, được đưa hẳn vào sách giáo khoa để giảng dạy. Nếu cứ đề cập đến những thứ “có vẻ như là dung tục” như vậy là sai trái, thì chắc thế giới đã không như bây giờ. Kim Bình Mai, Nhục Bồ Đoàn, 50 Sắc Thái, chúng đều là những tác phẩm đậm chất tình dục, nhưng bạn xem chúng là truyện sex hay xem chúng là một tác phẩm văn học thì còn tùy thuộc vào thái độ bạn đọc nó, bạn đọc nó để thưởng thức một tác phẩm văn học, để hiểu về xã hội, để cảm nhận thông điệp mà tác giả gửi gấm, hay bạn đọc chúng để thủ dâm, đó là tùy bạn.

Chuyện thứ hai là về bài hát. Tôi sẽ không nói về nội dung hay giai điệu của bài hát, cũng không nói là nó hay hay là nó xàm. Điều mà tôi nói ở đây là câu chuyện về tình yêu và Phật pháp. Người tu hành thì không nên có tâm niệm, người còn vương vấn cõi trần tục thì không nên tu hành. Đây là điều không sai. Nhưng bảo bài hát là trái với tư tưởng Phật giáo thì lại không đúng.

Bài hát không bắt bắt nhà sư phải bỏ chùa theo gái, cũng không cổ xúy cho hành vi đó. Bài hát chỉ đơn giản là một tác phẩm nghệ thuật phản ánh cuộc sống. Trong thực tế, có những nhà sư đã bị tiếng sét ái tình đánh trúng. Người kiên cường thì tiếp tục tu hành, người không vượt qua ý chí thì tạm rời xa Phật. Bài hát chỉ đang nói về vấn đề đó, chứ không phải cổ xúy cho việc nhà sư yêu đương nhăn nhít. Bài hát nói về sự dằn vặt trong tâm trí của người tu hành, nói về những thống khổ giữa ý chí và con tim. Vậy thì tranh cãi làm gì một chuyện như vậy?

Trong thực tế, có không ít những câu chuyện xảy ra tương tự như vậy. Thương Ương Gia Thố, vị Đạt Lai Lạt Ma đời thứ sáu của Phật giáo Tây Tạng là một người có tình yêu da diết. Thiền sư Vạn Hạnh của Việt Nam ta cũng từng có một giai thoại về tình yêu của ông đầy hấp dẫn, giai thoại này được đề cập trong quyển sách Chuyện tình các danh nhân Việt Nam tập 1 của tác giả Lê Minh Quốc. Trong một tác phẩm văn học rất hay của tác giả Việt Nam mà tôi đã từng giới thiệu là tác phẩm Đội gạo lên chùa của tác giả Nguyễn Xuân Khánh, tác phẩm đề cập đến vấn đề trên một cách sâu sắc và vô cùng hợp tình hợp lý. Hay trong Tây Du Ký, cũng có rất nhiều phiên bản phim được biến thể thành câu truyện về tình yêu đầy nước mắt trong các bộ phim như Tây Du Ký: Mối Tình Ngoại Truyện 1 và 2, Tây Du Ký: Tây Lương Nữ Quốc. Tất cả các tác phẩm này đều không phải cổ xúy cho việc nhà sư bỏ chùa đi yêu đương, mà nó phản ánh một hiện thực rõ ràng trong cuộc sống, rằng nhà sư cũng là con người, làm sao thoát khỏi hồng trần. Cho nên người ta mới dùng cả đời mình để tu hành, để giác ngộ.

Quay lại chủ đề, người ta phản ánh những vấn đề của cuộc sống bằng những hình ảnh đẹp mắt, bằng những giai điệu ngọt ngào thì tại sao lại phát xét đó là đi ngược lại với thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Buồn cười ở chỗ mấy thanh niên gõ phím bảo về đạo lý này nọ, tối tối hứng lên mấy anh mấy chị cũng mở phim 18+ lên xem và làm gì nữa thì chỉ có mấy anh mấy chị mới biết.

Ngộ nghĩnh nhỉ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang