Một vài loại sách mình không đọc

Mình thích đọc sách, nhưng trước giờ chỉ mới đọc được rất ít sách, cũng một phần do trước kia điều kiện thiếu thốn nên không tiếp cận được nhiều với sách vở, trước giờ chỉ tiếp xúc có mỗi cuốn sách giáo khoa nhạt nhẽo nên mãi đến tận bây giờ mới được đọc sách, nhưng giờ thì thời gian lại không có nhiều nên cũng không đọc được nhiều, cho nên mình phải chọn lựa tỉ mỉ quyển nào nên đọc quyển nào không để tránh lãng phí. Mấy hôm nay cũng khá bận rộn với công việc làm thêm nên cũng không viết thêm gì được, thôi đành liệt kê ra một vài loại sách mà mình không đọc vậy. Đây chỉ là quan điểm cá nhân của mình mà thôi, và những loại sách bên dưới cũng không phải là loại mà mình ghét, chỉ là mình không đọc chúng mà thôi, trước kia cũng đã từng đọc chúng rồi nên giờ lớn lên, trưởng thành hơn đâm ra lại thấy nó vô cùng vô bổ. Thôi thì mình kể ra vài loại sách mà mình không đọc vậy, đây chỉ là ý kiến cá nhân thôi nhé, gạch đá xin cứ ném. 🙂

Truyện ngôn tình

Nhiều người đánh giá rằng truyện ngôn tình không chỉ vô bổ mà còn làm cho các bạn trẻ ảo tưởng, suy nghĩ mọi chuyện cứ tươi đẹp như trong truyện ngôn tình. Mình chỉ đồng ý một phần ý kiến đó thôi. Đúng là nó làm cho con người ta cứ suốt ngày mơ mộng, suy nghĩ cuộc sống theo hướng xa rời thực tế. Biết bao nhiêu thế hệ trẻ bị đầu độc bởi mấy cái thứ ngôn tình tạp nham được biên tập cẩu thả nhằm mục đích lợi nhuận. Đối với mình, những câu truyện ngôn tình đó chỉ có mục đích bổ ích duy nhất là chỉ để giải trí, ngoài ra nó chẳng có lợi ích nào nữa cả. Nhưng không thể đổ lỗi cho một mình sách được, điều quyết định nhất vẫn nằm ở người đọc chứ đâu phải do quyển sách, sách đâu bảo bạn phải mơ mộng theo nó, nhưng nếu có bảo vậy thì cũng đâu có nghĩa là bạn cũng phải mơ mộng theo, điều cốt yếu nhất vẫn là ở người đọc chứ không phải ở sách, sách truyện ngôn tình chỉ nhằm mục đích giúp con người ta giải trí mà thôi. Lúc trước, hồi mình học lớp chín mình cũng có đọc vài mẫu truyện ngôn tình rất hay. Mỗi một giai đoạn của con người, suy nghĩ và hành động khác nhau, cũng giống như chính mình, trước rất thích truyện ngôn tình nhưng giờ đã không đọc chúng nữa. Quan trọng là ở bản thân người đọc mà thôi. Nếu bạn thích đọc truyện ngôn tình, bạn có thể tìm đọc các tác phẩm do Trang Hạ dịch, những tác phẩm này thường hay hơn mấy rác phẩm tạp nham bây giờ. Ngôn tình thời trước 2010 thường có chất lượng hơn bây giờ rất nhiều. Một vài quyển mình đề cử cho bạn theo hiểu biết hạn hẹp của mình là: Cô gái năm ấy chúng ta cùng theo đuổi, Xin lỗi em chỉ là con đỷ (quyển này mình chưa đọc, nhưng nó nổi tiếng một thời và giờ vẫn chưa lắng), lỡ tay chạm ngực con gái, cơn mưa ngang qua (tự truyện, không biết có thật hay không, được đăng trên các diễn đàn trên mạng, có lẽ không có sách), đức phật và nàng (mình cũng chưa đọc nhưng nghe nói nó rất hay, nó được cảm hứng từ Thương Ương Gia Thố, vị đạt lại lạc ma đời thứ sáu của Tây Tạng, một con người rất thú vị), Ô ma chi = Ngô Mai chi – Rất ngon mà không sợ béo (truyện này mình đọc trên mạng hồi lớp chín, cũng khá vui và thú vị)…

Truyện đam mỹ

Mình không kỳ thị đồng tính luyến ái, nhưng quả thật mình ngốn cái thể loại này không nổi. Trước giờ mình chỉ đọc duy nhất truyện Lãng của chị Đường (Ciapika) mà thôi. Đối với những người yêu thích thì không nói gì rồi, còn theo cá nhân mình thì thể loại này chỉ cổ vũ cho lối sống bệnh hoạn, có lẽ một phần do nó mà con trai đang ngày càng ít dần đi trong khi nữ cũng không gia tăng mà dân số vẫn không giảm. Nói nhiều quá thì đâm ra tới vấn đề chính trị nhạy cảm không chừng, thôi thì thể loại này kết lại tại đây. Mình nghĩ các bạn không nên mua sách loại này về vì nó vừa đắt mà vừa vô bổ, mấy thể loại này chỉ có hại mà thôi. Nhưng nếu các bạn vẫn thích đam mỹ thì mình cũng xin chia sẻ một chút, có một tác giả viết thể loại này rất hay đó là chị Đường với bút danh ciapika. Mấy truyện của chị ấy viết mình đọc cứ như là đang đọc thơ vậy đó. Lúc trước chị viết rất nhiều, nhưng các trang ấy giờ đã sập hết nên cũng mất theo luôn, chỉ còn sót lại một ít do người khác lưu trữ và đăng lại mà thôi. Mọi người có thể tìm trên mạng truyện của chị ấy, truyện rất hay, có lẽ các bạn nên đọc hết truyện của chị ấy trước khi đọc các tác phẩm khác. Nguyễn Ngọc Thạch thì mình cũng không chắc vì trước giờ mình không có đọc thể loại này.

Sách kỹ năng, dạy làm giàu

Mình có đọc một vài quyển mà thôi. Nói tóm lại thì bổ vẫn có bổ, nhưng vô bổ cũng không ít. Thể loại này cứ như là một ông giáo sư đang giảng bài huyên thuyên trong khi người nghe chẳng hiểu gì cả. Mua thể loại này chỉ tổ làm giàu cho tác giả và nhà xuất bản mà thôi. Thử nghĩ xem, nếu tôi trở nên giàu có, tôi sẽ không ngu gì mà đem chia sẻ những kinh nghiệm sương máu của mình cho người khác để rồi có thể học trò của mình sẽ hạ bệ mình, đùa thôi, thật ra thì những người giàu có họ chẳng có thời giờ đâu mà viết ra mấy thứ ấy, chỉ có mấy thằng cha kiếm tiền bằng cách viết mấy thứ ấy thôi. Thực tế thì mấy thằng tác giả đó cũng chỉ là diễn giả chứ chẳng làm ăn lớn lao gì. Mây thứ đó sau khi đọc xong thì tôi lại thấy  “Ôi **, mình biết mấy cái đó trước khi đọc nó rồi”. Để làm giàu thì cần rất nhiều thứ chứ không phải là đọc mấy cái thứ vớ vẩn đó rồi làm theo là làm giàu được. Không có trường học nào tốt bằng trường đời. Cứ lăn ra đời, đời sẽ dạy ta trưởng thành hơn, nếu ta không trưởng thành thì ta sẽ bị đào thải ngay lập tức, đừng có ru rú trong nhà rồi nghĩ rằng mình sẽ là đại gia, nếu bạn là con của một đại gia với một gia tài kết sù sẵn có thì nó cũng sẽ sớm lụi tàn nếu bạn không biết một chút gì ngoài đời cả. Thay vì đọc những thứ tạp nham đó, bạn hãy ra đời, bươn chải với người ta, gặp đủ loại người, đi. Đặc biệt là dân giang hồ, đừng nghĩ giang hồ là bọn khốn nạn. Không. Họ là những người chơi rất đẹp, đối xử rất tốt với ta. Thằng giang hồ có thể chỉ cho bạn mượn năm mươi nghìn trong khi thằng trí thức có thể cho bạn mượn một trăm nghìn, nhưng trong ví thằng trí thức có mười triệu còn trong ví của thằng giang hồ ấy chỉ có vỏn vẹn hơn năm mươi nghìn và vài đồng bạc lẻ.

Nhưng nếu bạn vẫn muốn đọc, mình cũng xin giới thiệu cho bạn ba quyển, đó là Tôi tài giỏi bạn cũng thế, Đắc nhân tâm và Bố già. Tôi tài giỏi bạn cũng thế chỉ loay hoay việc làm sao để học mà thôi, đọc xong quyển đó thì cũng chỉ đọng lại vài thứ đó là đọc lướt qua bài, tạo quyết tâm tức thì mà thôi, sơ đồ tư duy mình thấy nó khá là vớ vẩn, chỉ tốn thời gian mà thôi. Đắc nhân tâm thì chỉ cần nhớ tên người, nở nụ cười, lắng nghe người ta nói là được. Còn Bố già, thật sự hơi buồn cười khi đưa Bố già vô sách kỹ năng, nhưng thật sự sau khi đọc xong và thẩm thấu được nó thì bạn sẽ học được rất nhiều bài học về cuộc đời mà không ai dạy bạn, đặc biệt là phần chìm phía sau những thứ tươi đẹp mà bạn tưởng chừng như đơn giản nhưng hoá ra lại vô cùng phức tạp. Người ta nói đồng tiền nào cũng tanh mùi máu mà. Quyển dạy con làm giàu được truyền thông mạnh mẽ mình nghĩ không nên đọc, bạn mình đã đọc và đã kết luận rằng nó vô cùng xàm xí.

Hạt giống tâm hồn, quà tặng cuộc sống, nghị lực sống

Cái thể loại này lúc trước mình cũng đọc rất nhiều, giờ thì thấy nó vô cùng nhảm nhí, họ viết ra chỉ để kiếm tiền, những câu truyện vớ vẩn như thế ai cũng có thể nghĩ ra và viết được. Đọc xong nó thì cũng chẳng giúp được gì. Nếu bạn là một con người tốt bẩm sinh, hà cớ gì bạn phải đọc chúng? Nếu bạn là người xấu, xã hội sẽ dạy bạn. Những câu truyện về nghị lực sống, về lòng tốt này nọ, tất cả chỉ là nhảm nhí, mục đích chính của họ chỉ là kiếm tiền và kiếm tiền mà thôi. Bạn có tin không? Vài tháng trước tôi ở chung phòng trọ với một đứa bạn, tối nào nó cũng xem Quà tặng cuộc sống, nhưng con người nó thì vô cùng xấu xa và biến thái, nó xem bao nhiêu vẫn không giảm đi những thứ kinh tởm của con người nó đi một chút nào.

Cần gì phải học sống đẹp vì bạn đã là một người đẹp sẵn rồi.

Truyện dịch từ Trung Quốc

Cái này cũng gần họ với mấy cái ngôn tình, đa số cũng chủ yếu là ngôn tình. Mấy truyện dịch trên mạng thì sơ sài, dịch sai sót rất nhiều, đa phần là dịch sai nhiều hơn dịch đúng. Đa số họ chỉ dùng phần mềm dịch chứ có người hoàn toàn không biết gì về tiếng Hoa. Từ đó mà đâm ra thiếu chất lượng. Nếu được in ra thành sách thì đội ngũ biên tập cũng cẩu thả không kém, đâm ra đọc chẳng đâu vào đâu, câu cú thì chẳng ra cái thể thống gì. Đọc mấy cái thứ đó chỉ tội hại não. Chứ Trung và chữ Việt khác nhau, nếu dịch theo kiểu bê nguyên văn từ chữ Hán sang chữ Việt thì hoàn toàn không xong. Cách hành văn của họ cũng dài dòng, mập mờ, lẩn quẩn không đâu ra đâu, những chi tiết thừ thì đầy trong khi nội dung thì chẳng ra gì.

Mấy truyện kinh điển của Trung Quốc mình cũng không đọc. Mình biết rằng nó hay nên mới xứng danh cho tới tận bây giờ, nhưng mà cái lối kể dài dòng của họ mình không đọc nổi. Người ta có câu “vòng vo tam quốc”, đúng là vậy thật. Ba mình kể lại, trong truyện tam quốc, chỉ mỗi việc một nhân vật nào đó xuất hiện thôi là tác giả kể lể vòng vo cả mấy chục đời, tốn mấy chục trang giấy. Chỉ mỗi việc đọc tóm tắt của truyện thôi là thấy nản rồi, nội dung thì lòng vòng không ăn nhập đâu vào đâu, câu cú cũng vô cùng dở tệ. So với cách hành văn của phương Tây, văn chương của họ rất gọn gàng mà súc tích, do vậy mà mình ưu tiên văn học phương Tây hơn là mấy cái phương Đông này, ở phương Đông thì mình chỉ đọc của Nhật bản, chỉ đọc mỗi Dazai Osamu và Haruki Murakami mà thôi.

Sách tham khảo

Thể loại này phải nó là vô cùng vớ vẩn và hầu như là người viết sách chỉ làm vì tiền. Lúc trước mình cũng có mua vài quyển sách tham khảo nhưng chẳng đọc quyển nào cả. Ngay cả việc học hành thời phổ thông cũng chẳng đem lại lợi ích gì. Ở phổ thông chỉ cần làm xong hết được bài tập trong sách giáo khoa là được rồi. Học cho cố cuối cùng cái bằng cũng có làm được gì đâu. Loại này chỉ có mấy quyển bài văn mẫu là tàm tạm, nhưng cũng chỉ loay hoay theo cái khuôn của nền giáo dục nước mình, nên dù có giỏi cũng chỉ là một con người vô vụng nếu không biết cách kết hợp với những kiến thức và kinh nghiệm thực tế ngoài đời.

Sách HOT

Thể loại này không chỉ vô bổ mà nó còn làm con người ta cái cảm giác y như là bị lừa. Nhờ truyền thông rầm rộ, giá của chúng thì cao ngất trời trong khi nội dung và chất lượng hoàn thiện thì vô cùng tệ hại. Ở chúng chỉ có hai thứ duy nhất là bìa đẹp và tựa sách hay, ngoài ra thì chúng như phế phẩm và xúc phạm người đọc, làm người ta có cảm giác bị lừa thật nặng.

Trước mình cũng có mua quyển Cám ơn người đã rời xa tôi, giá bìa đến tận 80 nghìn mà truyện thì cứ như là một đứa học sinh tiểu học viết ra vậy, chưa kể với cái giá như vậy mà có tới 3 lỗi đánh máy thì không thể nào chấp nhận được. Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh cũng không hay cho lắm so với độ nổi tiếng của nó. Còn vừa rồi đây, bạn mình vừa mua quyển sách trong hình trên, giá bìa đến tận 70 nghìn mà quyển sách thì nhỏ xíu, nội dung thì dở như hạch, bên trong, giấy lại bị nhăn trong quá trình in ấn (nhăn ở đây là do trong máy in giấy bị kéo không đều dẫn đến cả trang giấy bị hư, mình có làm trong in ấn một chút nên hiểu rất rõ điều này), với việc giấy bị nhăn như thế mà vẫn đóng thành sách thì không thể chấp nhận được. Mấy loại sách này HOT do những chuyến dịch truyền thông rầm rộ, cả khối tiền quảng cáo được bỏ trong đó. Bù lại, chúng bán với cái giá không thể nào đắt hơn được nữa. Mấy loại này thì tuyệt đối không mua được, mình cũng bị lừa vài lần và cũng tốn bộn tiền cho cái tội ngu của mình.

Đối với sách HOT thực sự, nếu vài chục năm sau mà nó vẫn còn hay, người ta săn đón nó ráo riết, những quyển sách ấy mới đáng mua. Mình nhớ trong Rừng Na uy cũng có nhắc đến điều đó, một nhân vật phụ trong đó nói rằng anh ta chỉ đọc những tác phẩm sau khi nó ra đời ba mươi năm mà vẫn còn giá trị mà thôi. Với thể loại này thì sách kinh điển là nhất. Không chỉ truyện, tiểu thuyết, những loại sách về chuyên ngành hoặc học thuật cũng tương tự. Bạn nên tìm đọc những quyển sách đã có tuổi đời rất lâu mà vẫn được mọi người săn đón, những quyển ấy mới có giá trị thực sự. Còn sách mới ra sau này, tôi thấy hầu hết họ làm ra sách chỉ vì mục đích cá nhân mà thôi chứ không phải vì chia sẻ gì cả. Để tìm những loại sách này thì bạn vào thư viện trường, tìm những quyển thật cổ, bìa đã rách nát, giấy cũ tới mức từ nâu trở thành đen, đụng mạnh là rách, những quyển đó mới rất có giá trị vì rất nhiều người đã mượn nó nên nó mới mau hư hỏng như vậy.

Tạm thời bao nhiêu đó thôi. Kể ra nhiều quá không khéo lạ góp đủ gạch để xây biệt tự không chừng. Thôi thì khép lại bài viết tại đây, tiếp tục đọc đống sách dày cộm mới mượn từ thư viện vậy. 🙂

16 Responses

  1. Vừa hôm nọ share “Rẽ trái, rẽ phải” mà giờ bảo ko đọc truyện dịch từ Trung Quốc.

    List trên ko thấy – có nghĩa là có đọc truyện xxx :))))

    1. Rẽ trái rẽ phải do nó có chất lượng nên em mới share, đâu phải toàn bộ truyện dịch đều dỡ đâu 😀
      Về truyện kia thì …. :v

  2. Mình cũng không thích hạt giống tâm hồn hay các sách kĩ năng…
    Đối với bản thân mình thì đọc mấy cuốn đó mình không học được gì nhiều, lại còn buồn ngủ nữa nên mình ko thích và không chọn đọc loại sách đó =)) Nhưng cái này mình nghĩ là tùy gu mỗi người thôi, có nhiều người người ta vẫn thích, có thể vì hợp gu hay người ta học thêm đc gì từ nó chẳng hạn,, cho nên là chỉ trích tụi nó vô bổ, nhảm nhí bla bla thì không hợp lý lắm..

    1. Muốn có kỹ năng thì cứ ra ngoài đời, đời sẽ dạy ta, cần gì phải học cách sống đẹp khi mình đã là một thiên thần rồi 🙂

  3. Mấy thể loại truyện như kì án ánh trăng, đau thương đến chết, ring vòng tròn ác nghiệt, tội ác và trừng phạt là những thể loại mình thích. Nói chung là đọc xong nhớ mãi thì mới nên đọc, còn đọc xong mà quên luôn thì phí thời gian

  4. Đọc những cuốn như hạt giống tâm hồn hay sách dạy làm ng đều tốt và cũng hàm ẩn điều k nên làm. Ta đọc để chọn lọc, k phải để làm tất thảy những gì trong đó, chọn lọc những thứ cần thiết. Xã hội có hàng nghin người bạn sẽ gặp, nếu bạn nói họ sẽ dạy bạn thì họ dạy thế nào, mỗi một người một ý kiến khác nhau, cái xã hội này không tử tế,bạn vẫn phải chọn lọc như ở trong sách,bạn sẽ học được điều gì ở họ đây. Xã hội việt nam cơ bản đã rối bời, cũng chả ai “đẹp” sẵn. Bạn nghĩ bạn là thiên thần và k cần học hỏi từ sách vở, học làm người là cái bạn không bao giờ sẽ tốt nghiệp, bạn học cả đời này. Xã hội này ăn chơi lêu lỏng, chửi rủa khôn lường,nó có dạy í, thì dạy bằng cách chửi bới,đánh đập,.. bạn muốn nghe câu: mày ngu lắm !, nhân cách mày hạn hẹp quá !, bố mẹ mày có dạy mày không ?… à ! Mấy ai trong xã hội này sẽ dạy bạn tử tế. Bạn phải chuẩn bị trước phần nào. Trong sách mặc dù k thể so được với thực tế nhưng bạn sẽ biết được cách ứng xử. Sách đã giúp tôi rất nhiều trong việc đàm thoại với khách hàng, đối tác, phương thức sống, tôi hiểu được điều đó. Ai cũng viết được ? Bạn hãy làm nghề viết sách và bịa ra những câu chuyện đó và bán đi… nhìn vậy chứ k phải vậy. Đọc xong tiếp thu hay k là ở bạn. Một đứa khốn nạn dù có giết chết nó thì vẫn là 1 đứa khốn nạn. Sách là cái để bạn học hỏi. Giống như mấy ông thạc sĩ, đại học mà đầu óc ngu dốt đấy thôi. K phải cứ đọc nhiều sách làm ng là sẽ nhân đức . Cái đứa bạn cậu nhắc chả là gì với mọi ng. Vậy người khác cũng thế sao ??

    1. Bạn đi làm, gặp một người lãnh đạo vừa giỏi vừa có tâm, bạn học được kinh nghiệm làm việc từ người đó. Bạn bị bóc lột, bạn bị lừa đảo, bạn học được cách tránh xa những người như họ. Đó chính là xã hội dạy bạn. Chứ bạn nghĩ sẽ có một ai đó sẽ giảng bài như hồi học phổ thông sao?
      Tôi đã gặp nhiều người là kết quả của việc học theo những cuốn sách dạy làm giàu đó, tác hại của nó nặng đến nỗi nhìn vào là tôi biết ngay người đó đọc theo những quyển sách đó rồi. Kết quả ra sao thì ai cũng biết.
      Còn chuyện viết sách thì bạn nói đúng. Và mình xin được bổ sung thêm. Những “chuyên gia”, những “diễn giả” đó chỉ là công cụ của những công, tổ chức đằng sau, họ có cả một bộ máy làm truyền thông và kiếm lời từ đó. Những diễn giả đó thật sự là những con người có tài năng, tài năng của họ là khả năng nói chuyện, thuyết phục người khác, nhưng không phải là tài năng làm giàu. Bạn có thể tra cứu tiểu sử của những con người đó xem họ có những thành tựu nào trong việc kiếm tiền không, hay chỉ toàn là truyền cảm hứng cho người khác?
      Ngay đầu đoạn mình cũng nói là tốt có xấu có rồi mà. Thay vì đọc sách đó, hãy đọc sách về kiến thức mà công việc mình đang cần tới trước, có kiến thức mới kiếm được nhiều tiền, lúc đó mới là lúc học cách để kiếm được nhiều hơn nữa.

  5. Xã hội dạy bạn cách kiếm tiền, chịu khổ. Còn nhân cách thì không đời nào. Đừng nghĩ là xã hội sẽ dạy ta. Nói như bạn thì người việt nam ta chả cần nhập mấy cái loại sách ” vớ vẩn” đấy về. Mà học theo cái xã hội bạn nói thì í thức con người việt, nhân cách nhiều ng việt bây giờ tốt quá nhỉ. Không tiếp thu thì trăm nám sau vẫn thế.

    1. Bạn vẫn giữ tư duy về việc “dạy và học” theo kiểu học tập trên ghế nhà trường thì mình cũng thông cảm. Đợi khi nào trưởng thành lên một chút, biết nhìn nhận đúng sai, rồi bị lừa vài lần rồi sẽ khôn ra. 🙂

  6. Nếu chỉ học các làm giàu của một ông sếp, nhân cách theo 1 người tốt, tránh xa những người tiểu chí. Tôi thấy làm người dễ quá cậu à. Tớ k thích khái niệm dạy và học. Tớ tiếp thu kiến thức trong sách để thực hành. Có thể nói là người viết sách đang dạy tớ. Nhưng nếu thế thì xã hội cũng đang dạy cậu và cậu học đấy thôi. Tớ đi làm rồi, cũng gặp hàng tá người rồi. Tự kiếm tiền 3 4 năm rồi. Tớ không chắc là có cái lí thuyết nào đó đúng đắn về sự trưởng thành. Nhưng nếu cậu đã đi làm thì cậu với tớ cũng như nhau. Tớ không bám vào cái suy nghĩ dạy và học như ở trường. Chỉ đơn giản là tớ chọn đọc sách thay vì học ngoài xã hội, chọn ra những gì thiết thực. Tớ không thích để người khác dạy đời, dạy khôn mình quá nhiều. Họ dạy về kiến thức thì được. Nhưng tớ có lòng tự trọng của bản thân. Tớ hạn chế để cho xã hội dạy đời mình về nhân cách. Kiến thức họ dạy tớ thì được. Mục đích ta đọc sách không phải để rèn tri thức và nhân cách hay sao. Cậu thích được xã hội dạy khôn. Tớ thì dựa vào sách để tiếp thu đạo đức,… chúng ta học ở đâu cũng đc, nếu ta chọn được điều tích cực thì đâu cũng nên cả. Tớ nói là xã hội hiện tại có nhiều mặt tối, ý thức dân kém,.. nhưng không nói hết mọi ng như thế. Tùy vào mối quan hệ mỗi ng có những ng bạn, đồng nghiệp thế nào. Trong sách nó cũng hỉ lặp đi lặp lại mỗi 1 nội dung đạo đức, khác mỗi chỗ là lấy câu chuyện khác thôi. Nên nhiều lúc tớ cũng ngán. Nhưng cậu không thể nói nó nhàm, và xã hội sẽ dạy ta. Xã hội dạy nhau để rồi ý thức kém vậy đấy, giao thông rườm rà, cẩu thả, đường đầy rác, sông thì đen ngòm,bốc mùi,văn hóa xếp hàng thì kém, chen lấn. Tớ nói thật, nhiều lúc tớ muốn xếp hàng nhưng k được cậu ạ. Nếu tớ cứ đứng như vậy thì nhiều người khác sẽ chen lên, rồi đến mạt kiếp cũng k mua, k làm đc gì. Đành phải chen thôi, mặc dù hơi kì. Cũng chả ai nói họ bởi vì sợ có chuyện. Ở việt ta dạy xếp hàng như vậy đấy. Còn vân vân những mặt khác mà ta buộc phải làm. Đó là xã hội bắt ta như thế. Ở việt nam dần cũng thành thói quen. Không chịu sửa thì còn lâu mới được tốt. Xã hội việt nam là vậy đấy. Văn hóa mua hàng, kinh doanh. Ai lại nghĩ đến nhân cách khi làm ở vn. Theo quan điểm tớ thì đọc sách an toàn hơn phần nào. Tớ không trông mong việc dạy dỗ của xã hội vn đâu. Để xã hội dạy khôn, kiến thức là khác, mà để xã hội dậy ” đời”, dạy nhân cách thì tớ không thích chút nào. Nếu tớ thấy một người có nhân cách thấp kém, điều đầu tiên tớ nghĩ về người đó kiểu như: bạn í sao kì thế, tính tình kì quá, phải tránh xa cái loại như vậy thay vì dạy đời họ, tệ hơn là :thằng này bố mẹ không dạy nó à… và cậu nghĩ xem, tôi sẽ dạy nó như thế nào, và cái cảm nhận của nó ra sao. Tôi không thích dạy đời người ta đâu, và người ta cũng vậy. Họ mặc kệ mình thôi. Cái ví dụ về ông sếp , và trách xa ng xấu đó là tự cậu thấy, cậu nhận thức, cái vụ ông sếp cũng không hẳn sẽ xảy ra, bao nhiêu ông sếp chia sẽ bí quyết của họ cho ta. Toàn là ta nhận thức chứ ai dạy ta mấy điều đó. Triết học, tâm lí con người, cách đối nhân xử thế đều đc nhấn mạnh qua sách. Xã hội nguyên bản cũng học sách mà răn người thôi.

  7. Tôi có thể học cách trở thành 1 ông sếp từ 1 ông sếp củ tôi sao ? Hợp lí nhưng k dễ tí nào,đi theo nhìn kinh nghiệm của họ, và quan trọng ông sếp đấy có xuất hiện thường xuyên k, và có nhiệt tình với ta không. Ngay cả ông sếp tử tế cũng k có thời gian, va cũng ít gặp nhân viên trừ cuộc học, sự kiện,.. học hỏi thế nào. Hơn nữa cái vc kinh nghiệm từ ông sếp cũng k liên quan nhiều đến nhân cách đâu. Có thể ông ấy cũng đạo đức để đối xử nhân viên, giao tiếp khách hàng. Còn kinh nghiệm làm vc thì bạn lạc rồi, ta đang nói về dạy nhân cách cơ mà. Bị bóc lột hay lừa sao, chúng ta đc dạy là tránh xa những người như thế. Bóc lột, lừa đảo là 1 bài học thực hành, là kết quả trc mặt ta. Hơn nữa nếu ta đọc sách, tin tức, học cách chú ý, tinh tường thì khả năng rất ít lao vào trg hợp như vậy. Bị lừa, bị bóc lột, vướng vào tệ nạn là kết quả, cậu tránh xa nó là nhận thức, nhận thức này cậu đã đc giáo dục bởi gia đình, hoặc là cậu đọc sách mà nên. Vẫn có thể nói là sau đó ta rút ra được bài học. Nhưng cái giá phải trả thì chưa thể yên, có ng phạm sai lầm ngoài xã hội phải trả giá bằng nhiều lần phá sản, thậm chí mất mạng. Vậy xã hội dạy ta bao nhiêu nào. Đọc sách ý, ta đọc đi đọc lại nhiều lần, đọc phải nhớ, phải tưởng tượng ra trường hợp mà áp dụng, chứ còn đọc có 1 2 lần, đọc qua như vậy. Thì tất thảy kiến thức đều vô liêu, vô dụng. Ta phải chấp nhận nó và ứng dụng nó, điều này giống như ta đổ nước vào 1 cái bát vỡ làm đôi, mãi cũng không đầy tràn. Cậu đã đọc cuốn hạt giống tâm hồn nào hơn 3 lần và suy nghĩ về tình huống đối với mình chưa. Tớ biết là nghe và đoci dễ hơn làm. Nhưng k vó nghĩa là nó vô bổ va k thể thực hiện. Chúng ta k phải là nhà chuyên môn về những điều ấy. Khoan hãy đánh giá cuốn sách nào đó, dù ta đọc nhiều hay ngán ngẩm, vô nổ. Hay là ta chưa ngấm nghĩ. Người bạn cậu nhắc là ng đọc sách mà k ngẫm nghĩ, đọc cho qua, cho có lệ là người ” đọc sách” nhưng cậu ta chưa ngẫm nghĩ điêut gì thấu đáo điều gì trong đó. Có đọc cả vạn cuốn thì cũng như xem một miếng giấy mỏng, chờ xâu kim, xé nát chúng thôi. Khả năng gặp cái ông sếp như của cậu là mơ ước của bao nhiêu nhân viên đấy. Nhưng đáng tiếc.. đó là xã hội, tỉ lệ thấp thôi. Cậu hãy nghĩ xem có bao nhiêu bài học dạy nhân cách xã hội dạy ta, bao nhiêu bài học nhân cách sách dạy ta. Hãy nhớ là phải nhân cách nhá. Tôi nói nhân cách từ xã hội, tôi k nói vc kinh doanh và khôn. Bởi tôi khá ngán với mấy cuốn học làm giàu.

  8. Làm sao cậu biết cậu thực sự trưởng thành, và thấy kiến thức đấy vô ích, bạn của cậu là bạn của cậu, k thể từ đấy suy ra bản thân của cậu được. Cậu thấy nó vô lí hau cậu chưa ngẫm nghĩ. Ta phải đọc cuốn đấy khoảng 3 4 lần là ít, vừa đọc vừa tập trung suy ngẫm, tình huống ký tâm mà thực hiện tùy lúc. Đọc chỉ 1 2 lần và k mấy ngẫm nghĩ, thấy nó bình thường vì tự tin về đạo đức, thì mọi cuốn hạt giống tâm hồn,…trên đời này đều vô nghĩa. K cần đọc nhiều, chỉ cần vài cuốn cũng khác đủ rồi. Bởi đạo đức thì đâu ai sáng chế ra được khuôn khổ mới nào ::)

  9. Cuộc sống sự thật giả giả thật luôn xen kẽ nhau. Tà ác và lương thiện cũng vậy, cả thông minh và ko thông minh cũng thế . Các bạn bảo học trường đời thì cũng hên xui thôi vì làm gì có cái trường nào tốt cả đều là học 1 sàng khôn mới tốt!!

  10. Mình nghĩ bạn nên đặt tiêu đề bài viết này là “Các loại sách và nhược điểm của chúng” thì hợp hơn. Anw, bài viết của bạn rất chân thật, một vài điểm đúng, một vài điểm sai, nhưng nhìn chung thì mình đã cười khá nhiều khi đọc bài này. Cảm ơn bạn đã chia sẻ một cách rất thật lòng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang