Lưu manh hay tri thức

Nhiều người bạn hay tiếp xúc nhiều với tôi thường thấy tôi có thái độ không xem trọng những người được coi là tri thức, hoặc thậm chí tôi còn khinh thường ra mặt đối với những người có cái công việc được xem như là cao cả. Tất nhiên, đó là quan điểm của cá nhân tôi, tôi không nói rằng những suy nghĩ và hành động của mình là đúng, nhưng tôi không bao giờ thấy hối hận vì những quan điểm của mình. Tất nhiên là trên đời có rất nhiều người tri thức, có đủ tài năng và nhân cách của họ cũng tốt, nhưng tôi sẽ không nói điều đó ở đây.

Chuyện rằng có một lần, cũng hơn một năm rồi, khi ăn tiệc chia tay vài người, trên đường trở về chúng tôi có chứng kiến một vụ va quẹt xe, tất nhiên chỉ là va quẹt nhẹ thôi chứ không ai bị thương cả. Bạn biết tôi nhìn thấy gì không? Một gã có vẻ bề ngoài như một tên lưu manh đang cố xin lỗi kẻ có vẻ bề ngoài là tri thức không ngớt lời. Nhưng kẻ mặc áo sơ mi lịch sự, bỏ áo vô quần đàng hoàng kia lúc này lại không khác gì một tên lưu manh đầu đường xó chợ, đưa ra những lời nói, những cử chỉ của một con người hoàn toàn vô học thức, còn mất dạy hơn cả gã lưu manh kia.

Một lần khác, cũng mới gần đây thôi, tôi có dự tiếc thôi nôi của một người làm giáo viên. Tất nhiên là khách đến dự tiệc ở đó cũng toàn là giáo viên. Khi thức ăn vừa bưng lên thì một người nào đó vừa ăn miếng đầu tiên đã la lên như muốn tát vào mặt đứa phục vụ rằng thức ăn dỡ quá. Ôi trời ơi, những con người đã có nhiều kinh nghiệm sống hơn người khác, những con người học cao hiểu rộng hơn người khác, những con người làm cái nghề mà người ta vẫn thường ca tụng rằng đó là nghề cao cả nhất trong những nghề cao cả, vậy mà hành xử như một người vô văn hóa, như một đứa trẻ chỉ thấy gì là nói thứ đó. Đã là những con người học cao hiểu rộng thì ít nhát cũng phải biết phép lịch sự tối thiểu của một con người. Đồ ăn có dở hay không thì mọi người ăn đều cảm nhận được. Nếu không thể im lặng thì cùng trao đổi điều đó với người khác, còn nếu đồ ăn tệ đến nỗi không thể yên lặng được thì có thể góp ý với đầu bếp một cách chân thành, đó mới là cách hành xử của một con người văn minh. Còn ở đây la làng lên như thế thì chỉ tên phục vụ nghe thôi chứ có ai mà nghe nữa.

Một lát sau đến phần ca hát. Một vài người vì quá vui mà ca một loạt nhiều bài cùng nhau, trong đó có chủ nhà. Vậy là mấy con người trí thức kia lại không thể chịu đựng được để đợi đến lượt mình lên hát. Vậy là cả một đám kéo nhau ra về, nghe nói là ra tiệm karaoke. Còn một chi tiết nhỏ nữa không đáng kể nhưng tôi cũng nói luôn, sở dĩ tôi bảo không đáng kể vì điều họ làm hoàn toàn đúng, không có gì là sai cả. Trong tiệc có bia và nước ngọt, ai không uống bia thì uống nước ngọt. Vậy mà có một người không uống bia mà cũng chẳng thèm uống nước ngọt, cứ đòi nước suối, chủ nhà lục tìm khắp nhà mới tìm được một chai nước suối duy nhất. Một người khác thấy chai nước suối lại kêu thêm một chai nữa, thế là chủ nhà phải đi mua cả thùng nước suối về, rốt cuộc không một ai đòi thêm một chai nước suối nào nữa.

Quan điểm cá nhân của tôi thì có phàn tiêu cực, bạn có thể không nghe theo, nhưng đó là ý kiến của tôi và tôi vẫn kiên định với quan điểm này. Ở một cái xã hội như hiện tại, khi mà việc giáo dục trở nên thối nát và đi ngược lại sự phát triển của nhân loại, thì con người ta có học thức càng cao lại càng chứng tỏ người đó ngu dốt và mất dạy bấy nhiêu. Có một số khách hàng chỗ tôi làm đều là giáo sư, tiến sĩ, thậm chí là những người làm những chức vụ cao cấp mà nhiều người kính nể. Nhưng những con người ấy hầu hết đều thua cả những con người thất học. Lối hành xử thì mất dạy, làm việc thì cẩu thả, lề mề và hầu như là họ làm việc với một cái đầu óc không có một chút kiến thức nào. Nói một cách thẳng thắn, bọn chúng đều là một lũ dốt nát, mất dạy và xấu xa cùng nhau chia bè kết phái, làm những chuyện nhảm nhí để trụt lợi cho mình.

Người ta cứ thắc mắc, than vãn rằng tại sao hàng năm có biết bao nhiêu giáo sư, tiến sĩ mới xuất hiện mà sao không giúp ích gì cho đất nước, hay tại sao những người có học thức cao như vậy đều thất nghiệp.  Tôi cũng xin trả lời luôn rằng vì tất cả bọn họ đều là những con người dốt nát, những kẻ ngu si thì giúp ích gì được cho đát nước, những người như thế thì ai muốn thuê họ vào làm. Muốn biết tại sao tôi lại nói như thế thì bạn hãy vào cái môi trường đó để trải nghiệm thử đi. Một năm mỗi trường có hàng nghìn công trình nghiên cứu, thậm chí có những công trình nghiên cứu của các trường đại học mang tầm vóc cấp quốc gia. Nhưng tất cả những công trình ấy đều là những kiệt tác của sự lười biếng, của sự tham ô, của sự bịa đặt. Bọn chúng chỉ cố làm một cái nghiên cứu gì đó cho có, nói là nghiên cứu cho oai chứ thật ra cũng chẳng làm điều gì cả, chỉ cố điền vào một cái khung có sẵn, chém gió cho được vào trăm trang giấy rồi lấy tiền về mà tiêu sài. Tất nhiên những công trình đó chỉ nằm trên giấy rồi bỏ đi vì thật sự nó chẳng giúp ích gì cho xã hội cả. Đó là những thứ ở cấp độ cực kỳ cao cấp, vậy thì những sinh viên đại học thì làm được cái tích sự gì khi mà bài tập và cả luận văn đều bê nguyên si từ những trang web xàm xí trên mạng về. Tất nhiên cũng có không ích những con người thật sự tài năng và có nhiều tâm huyết, nhưng ở cái xã hội này thì nếu họ không bị đào thải vì ảnh hưởng đến cái túi của những con người dốt nát kia thì họ cũng không bao giờ được trọng dụng vì tài năng của họ có thể ảnh hưởng tới cái “miếng ăn” của những con người “già cõi” đang ngự trị ở đó. Đó là nguyên nhân vì sao nước ta lại bị chảy máu chát xám, những con người được du học ở các nước tiên tiến họ lại một đi không trở về. Là bởi vì nếu họ trở về thì họ cũng chỉ cao lắm là làm thủ thư quản lý thư viện trong một ngôi trường mà người ta chẳng bao giờ đến thư viện mà thôi.

Nói thêm một chút về những con người bị coi là lưu manh rồi kết thúc bài.  Tôi không kể đến những tên trộm cắp, những kẻ sát nhân hay đại loại như vậy, những kẻ như vậy thật sự cũng chẳng bao giờ được những người có cùng tầng lớp với mình xem trọng. Những con người bị coi là dân giang hồ, là dân bụi đời ấy thật sự lại sống “biết điều” tới nổi mà nhiều người còn không ngờ tới. Họ là những con người có tình có nghĩa, biết đâu là ân, đâu là oán. Thậm chí mọi việc đều được giải quyết bằng con đường hòa giải, ân oán rõ ràng và mọi chuyện kết thúc thì là két thúc, chứ không phải như những con người mặt mài tươi cười nhưng trong bụng thì lại tìm cách hãm hại người khác. Hòi tôi đi học hồi còn nhỏ tới giờ, tôi chẳng bao giờ chơi chung với lũ học sinh giỏi của trường mặc dù học lực của tôi cũng không phải là loại tệ. Không chỉ vì chúng tôi không cùng đẳng cấp, mà còn vì tôi chẳng bao giờ ưa nổi cái cách sống, cách hành xử của bọn chúng. Trước giờ tôi chỉ chơi chung với những người bạn tầm thường, những người có thể bị người ta coi là gớm giếc. Vậy mà họ lại là những người bạn, những người anh em tốt với tôi, thậm chí tôi còn mắc nợ bọn họ.

Sau này và sau này nữa, dù ở đâu, làm gì, tôi luôn giữ khoảng cách với những con người trí thức ấy. Chẳng bao giờ tôi ưa nổi họ. Vậy nên đừng có nói chuyện học thức hay đem những người có học thức đến trước mặt tôi.

2 Responses

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang