Khách sạn Nam Tước
Tự nhiên cái bài viết về quyển Hai số phận nhưng lại đặt tiêu đề là Khách sạn Nam Tước chỉ vì tự dưng hồi chiều ngồi ăn cơm nghĩ ngợi linh tinh, nghĩ đến chuyện mình sẽ thành lập công ty rồi lại nghĩ đến chuyện mình kinh doanh khách sạn, lại nghĩ lấn qua quyển sách này và đặt tên cho khách sạn là khách sạn Nam Tước giống như Abel đã đặt tên cho khách sạn trong tiểu thuyết. Thật sự tôi rất phân vân khi bình chọn giữa Hai số phận và Bố già, đâu là tác phẩm hay nhất đối với tôi. Vì với tôi, hai tác phẩm này gần như đều quá xuất sắc, quá tuyệt vời khiến cho việc đánh giá tác phẩm này hơn tác phẩm kia là điều không thể. Cho nên nếu ai đó bảo tôi giới thiệu quyển sách nào đó cho họ đọc, tôi sẽ bảo họ mua về đọc cả hai quyển này, quyển nào trước cũng được nhưng phải đọc hết cả hai, nếu không sẽ tiếc lắm.
Có vài người bạn tiếp xúc nhiều với tôi lâu lâu có hỏi câu kiểu như “sao mày biết nhiều thứ quá vậy?”. Thật tình thì tôi cũng không biết tại sao tôi lại biết nhiều như vậy nữa. Nhưng rồi chiêm nghiệm lại thì mới nhận ra hồi nhỏ mình xem thế giới động vật, mấy chương trình khoa học như thế giới đó đây, nhìn ra thế giới này nọ. Mãi sau này, chỉ vài năm gần đây thôi tôi mới có điều kiện và được đọc một vài đầu sách, nói thật tình thì tôi cũng mới đọc chưa được 50 quyển, và hiện giờ lại đang tạm dừng việc đọc lại do bị áp lức nhiều thứ. Nhờ được đọc như vậy mà kiến thức của tôi được mở mang lên rất nhiều dù chỉ mới là lý thuyết suông chưa có thực hành. Và tất nhiên, hai quyển sách có ảnh hưởng lớn nhất đối với tôi chính là Hai số phận và Bố già, nhưng tôi sẽ không nhắc đến Bố già ở đây vì đã có chỗ cho nó rồi.
Tôi cũng từng viết một bài khá sơ sài nói về chiến tranh, bài viết này cũng được rất nhiều người đọc. Một phần lớn kiến thức mà tôi có được để viết bài đó cũng từ tác phẩm này mà ra. Một trong hai số phận trong tác phẩm là một cậu bé không biết cha mình là ai, còn mẹ ruột thì chết lúc cậu chào đời. Cậu thông minh, sáng dạ, nhờ vậy mà cậu được nam tước cho vào học cùng con trai ông ta. Nhưng thật tội nghiệp cho cậu bé vẫn còn rất nhỏ này, chiến tranh ập đến, cậu trở thành tu binh chiến tranh không biết bao giờ mới ra, nhìn người chị gái bị những tên lính thay nhau hãm hiếp cho đến chết, còn nam tước cũng chết một khoảng thời gian sau đó.
Cậu bé ấy trở thành tù nhân chiến tranh, lao động khổ sai không biết bao nhiêu năm trời dù cho cậu chỉ là một cậu bé, ngây thơ và vô tội. Giết người, trộm cắp, vượt biên, chưa có gì là cậu ta chưa làm. Cho đến khi trở thành một người giàu có, người đàn ông ấy đặt tên cho công ty của mình là Nam Tước để tưởng nhớ đến tòa lâu đài nơi cậu từng được ở và từng là nhà tù giam giữ cậu ta và nam tước. Cho dù sau này khi trở về, lâu đài đã không còn và chẳng còn ai nhớ tới nam tước nữa. Nhưng người đàn ông ấy vẫn tự hào với cái tên nam tước và chiếc vòng đeo trên tay mình.
Hai số phận đã khắc họa rất chi tiết và rõ nét những góc khuất sâu thẳm nhất của chiến tranh, những thứ mà không ai muốn nói, dù đây không phải là tác phẩm về chiến tranh và ta cũng không thấy bất kỳ cuộc chiến nào, nhưng nó đã nói về chiến tranh bằng một cách mà khó có thể gặp ở một tác phẩm nào khác. Nhưng không chỉ có chiến tranh, đây còn là một quyển bách khoa về cuộc đời của con người. Ta thấy được những kiến thức về kinh doanh, về tài chính qua William và cả Abel. Ta thấy về quá trình trưởng thành của hai con người dù hoàn cảnh và số phận của họ hoàn toàn khác biệt nhau. Và cả cái cách mà người ta học cách làm tình thông qua lời kể có phần hài hước của tác giả, một người thuê gái điếm trọn gói còn một người cặp với vợ của giám thị.
Cho tới khi họ lớn lên và già đi, ta lại thấy được một câu truyện nghiệt ngã về cuộc đời một con người. Về danh vọng, về tình yêu, và cả sự nhợt nhạt của những con người với con người. Đọc tác phẩm, ta sẽ được dõi theo hai con người chẳng hề ăn nhập gì với nhau ấy từ lúc mới được sinh ra cho đến khi họ nhắm mắt xuôi tay. Ta được cảm nhận và trải nghiệm về con người, về xã hội, về cuộc đời. Tôi đã từng đọc một nhận xét ở đâu đó đã khen rằng tác giả là một người có kiến thức về xã hội và kinh tế rất nhiều. Quả thật tôi cũng phải công nhận điều đó. Chỉ có những con người có rất nhiều kiến thức và từng “trải đời” rất nhiều thì mới có thể hiểu và viết ra được một tác phẩm tuyệt vời đến vậy.
Tôi không nói quá lên đâu, hãy đọc đi rồi bạn sẽ biết.
Tuổi thơ ôm tivi xem thế giới động vật , nhìn ra thế giới…. Tầm 15-17t đọc lịch sử , tìm hiểu xã hội, chính trị… Thấy mình cũng biết nhiều về nó mỗi tội k ăn nhập với chúng bạn , thấy biết cũng khá đôi khi muốn không biết nhưng k quên được, lịch sử có cuốn chìa khóa vàng nhìn ra thế giới rất hay, cuốn dài nhất là Suối nguồn (ngày ấy có trong tủ sách là đọc thôi) , giờ cuộc sống cũng nhiều áp lực chắc cần 1 cú nhảy vọt kiểu siêu nhân biến nhìn :))
3 năm …
Thế giới động vật hình như phát lúc 16 giờ trên VTV2 thì phải. Coi mấy chương trình đó biết được văn hoá nhiều nơi, chứ còn mấy cái gem sô nhảm bây giờ y như tụi con nít học đóng kịch. Còn sách thì chắc phải cỡ năm nữa mới đọc nổi, giờ oải quá
chẹp chẹp. mình thì chả mấy ấn tượng lắm về cuốn hai số phận này (dù đã đọc nó quên ăn quên ngủ trong vòng 2 ngày đêm 😀 ). chỉ thấy đó là một cuốn sách được, tình tiết logic và rất ăn khớp. mình đọc nó cách đây tầm nửa năm, sau khi nghe một loạt bài review tâng bốc nó lên tận mây xanh của các trang mạng và của cả nxb.
Xin phép được bình luận bài viết mới nhất của anh Thân. Em thực sự đã tìm ra một tâm hồn tri kỉ rồi đó ạ! – chính là những bài viết, suy nghĩ của anh. Em đang là sinh viên, chán nản với đống tích phân đạo hàm nên cũng bắt đầu viết blog, tự thấy chưa đủ chín chắn nên chỉ dám rung động trước cái đẹp cuộc sống thôi. Nếu có thể kết bạn anh cho em xin thông tin fb với ạ, em mong được anh chỉ giáo nhiều. Còn đó là vấn đề riêng tư thì em chỉ hy vọng anh sẽ tiếp tục chia sẻ những suy nghĩ của mình để cho những người như em được học hỏi! Cảm ơn anh ạ!