Gờ giảm tốc: Giải pháp an toàn hay sự ngu dốt của một thế hệ?

Khá đau lòng khi có những vụ tai nạn “được” gây ra bởi những chiếc gờ giảm tốc vô tri vô giác, một thứ được xây dựng với mục đích đem lại sự an toàn cho người tham gia giao thông thì nay lại trở thành nguyên nhân gây ra những vụ tai nạn chết người. Không thể đổ lỗi hoàn toàn cho những công trình này bởi vì chính người tham gia giao thông cũng đã sai khi không giảm tốc độ ở những nơi có lắp đặt. Nhưng cũng không thể đổ lỗi hoàn toàn cho người tham gia giao thông vô ý thức vì chính những chiếc gờ giảm tốc này cũng góp phần tạo ra những vụ tai nạn đó. Hãy cùng chúng tôi phân tích một cách đa chiều về vấn đề này để xem xét xem, đây có thật sự là một giải pháp an toàn, hay do sự ngu dốt của những người thực hiện, hay do ý thức của người tham gia giao thông?

Công dụng của gờ giảm tốc

Để hiểu rõ hơn về vấn đề, chúng ta cần phải xem xét gờ giảm tốc là gì và công dụng của nó ra sao. Tất nhiên ai cũng biết gờ giảm tốc là gì và công dụng của nó, nhưng chúng tôi sẽ giải thích rõ hơn để đọc giả hiểu được vấn đề một cách có chiều sâu hơn, từ đó có thể tìm ra những giải pháp hữu ích.

Nói một cách hàn lâm hơn, đó là bất cứ công trình gì có thể làm giảm tốc độ của người tham gia giao thông một cách chủ động hoặc thụ động. Phần chủ động ở đây chính là khi người tham gia giao thông thấy các công trình này, họ sẽ chủ động giảm tốc độ của phương tiện giao thông xuống. Còn phần thụ động, khi phương tiện không giảm tốc độ do cố ý hoặc sự cố kỹ thuật, thì công trình này có thể làm giảm được tốc độ của phương tiện bằng những tính chất vật lý khi phương tiện đi qua, từ đó tránh được những tai nạn ngoài ý muốn.

Từ những yêu cầu ấy cùng với nhiều nghiên cứu trong suốt nhiều năm của nhân loại, người ta đã tìm ra phương pháp làm giảm tốc độ của người tham gia giao thông bằng cách làm cho một phần đoạn đường trở nên gồ ghề. Các gờ giảm tốc thường được lắp đặt hoặc xây dựng ở những nơi có đường giao nhau như ngã ba, ngã tư, nơi quay đầu xe, nhằm mục đích để giảm tốc độ phương tiện tham gia giao thông khi đi qua. Người giao tham gia giao thông cũng chủ động giảm tốc khi đến khu vực này để hạn chế dằn xóc khó chịu.

Gờ giảm tốc sai chỗ nào?

Bản thân những chiếc gờ giảm tốc không sai, cái sai là ở chỗ thiết kế. Thay vì làm nhiều gờ giảm tốc nhỏ và thấp, họ đã xây nó thành một “mô đất siêu to khổng lồ” vắt ngang qua đường. Với cách xây này sẽ rất dễ gây tai nạn cho người tham gia giao thông dù họ đi chậm với tốc độ 40 Km/h.

Gờ giảm tốc khổng lồ
Gờ giảm tốc khổng lồ này như một bệ nhảy mini dành cho các vận động viên biểu diễn xe mô tô nhào lộn

Từ trước tới giờ vẫn luôn có những gờ giảm tốc an toàn với kích thước nhỏ và thấp. Những gờ giảm tốc kiểu đấy chỉ đem lại cảm giác dằn xóc xe khi đi qua chứ không có khả năng gây tai nạn cho người lái xe. Chỉ có những gờ giảm tốc được thiết kế theo kiểu ngu dốt như thế này mới gây ra các vụ tai nạn thương tâm cho mọi người. Những thiết kế này chắc có lẽ chỉ được tạo ra bởi những bộ óc thông minh của một đất nước thiên đường.

Xây dựng gờ giảm tốc thế này thì làm sao có thể gây tai nạn

Đừng đổ lỗi hoàn toàn cho gờ giảm tốc

Mặc dù những chiếc gờ giảm tốc là một phần gây ra những vụ tai nạn thương tâm, nhưng cũng không phải vì thế mà đổ hết trách nhiệm cho chúng và những người thiết kế ra chúng. Nếu như người tham gia giao thông tuân thủ luật lệ giao thông thì đâu xảy ra những vụ tai nạn như vậy. Chính vì lái xe với tốc độ cao hơn tốc độ cho phép và không quan sát kỹ xung quanh mới gây ra tai nạn này. Những chiếc gờ giảm tốc ngao ngút trời như thế đều có các vạch sơn vàng phản quang, đây là màu nổi bật khi có ánh sáng chiếu vào. Chỉ những người lái xe với tốc độ cao và cẩu thả mới tự gây ra những vụ tai nạn như vậy.

Cũng cần phải xem xét thêm việc sát hạch giấy phép lái xe hiện nay. Hiện tại quy trình sát hạch giấy phép lái xe đã rất lỗi thời và có nhiều lỗ hỏng với bộ 150 câu hỏi của chương trình sát hạch hạng A1. Chưa kể đến việc mua kết quả thi, việc những người không đủ điều kiện để tham gia giao thông nhưng vẫn có giấy phép lái xe đã rất phổ biến trong cộng đồng. Chính vì vậy mà có những “Ninja Lead” huyền thoại trên đường phố mà ai nấy cũng phải tránh xa khi gặp họ trên đường.

Người ta vẫn thường lên án những cảnh sát giao thông tham nhũng tìm cách bắt bớ ăn chặn tiền dân, nhưng ít ai lại quan tâm đến một phần lớn những người giao thông đang là mối nguy của xã hội. Những chị em phụ nữ với kỹ năng lái xe non nớt, bật xi nhan trái lại rẽ phải, đạp nhầm chân ga thay vì chân phanh gây tai nạn cho hàng chục người đi đường. Những thanh niên đam mê tốc độ phóng nhanh vượt ẩu, sẵn sàng gây ra tai nạn cho những người tham gia giao thông nghiêm túc. Vậy mà khi tông phải những cái gờ giảm tốc siêu to khổng lồ nằm lù lù giữa đường, người ta lại đổ hết lỗi cho chúng.

Giải pháp

Trong khi chờ đợi những bộ óc thông minh kia thiết kế ra những chiếc gờ giảm tốc mới thì chính bản thân người dân chúng ta hoàn toàn có thể chấm dứt hoàn toàn những tai nạn do va phải gờ giảm tốc bằng cách tuân thủ luật lệ giao thông. Chạy với tốc độ tối đa 40 Km/h trong đường phố đô thị, giảm tốc độ khi sắp đến gần đường giao nhau hoặc nơi quay đầu xe, khu vực có vạch qua đường. Nếu ai cũng tuân thủ luật lệ giao thông, sẽ chẳng có tai nạn nào xảy ra nữa.

Còn ở phía những người thi công đường, chỉ đơn giản là thay thế những gờ giảm tốc siêu to khổng lồ kia bằng những gờ giảm tốc bằng cao su nhỏ và thấp. Cũng đừng quên đặt lại vị trí của chúng trước khi đến nơi giao nhau khoảng từ 50 đến 100 mét, bởi vì nếu đặt chúng ở ngay nơi giao nhau thì chắc chắn người ta sẽ chẳng thể nào giảm tốc độ kịp trước khi xảy ra tai nạn. Các giáo sư tiến sĩ ngành xây dựng nay đã có dịp thiết kế ra những công trình mang tính chất lịch sử rồi đó, không mau làm đi, thời đi học nghiên cứu biết bao nhiêu công trình làm gì. Không lẽ chỉ để được cấp tiền thực hiện đề tài rồi bỏ sao?

One Response

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang