Đội gạo lên chùa – Sự kết hợp hoàn hảo giữa chiến tranh và Phật giáo

Khi nhắc đến chiến tranh, chúng ta thường hay nghĩ đến những cuộc chiến đẫm máu, về kẻ xâm lược và người chống trả, về thiện và ác. Còn khi nhắc đến Phật giáo, chúng ta lại nghĩ đến sự từ bi hỷ xả, về sự độ lượng của nhà Phật, luôn hướng con người đến cái thiện. Sẽ thật khó mới có thể kết hợp hai thứ hoàn toàn trái ngược nhau như vậy, nhưng tiểu thuyết Đội gạo lên chùa của nhà văn Phạm Xuân Khánh đã làm được điều đó, thậm chí còn làm rất tốt.

Tác giả đã vô cùng tài tình khi miêu tả được hết tất cả các vấn đề của chiến tranh và Phật giáo một cách khách quan nhất. Không thiên vị về phía nào, tác giả đã cho đọc giả cảm nhận, thấu hiểu được bản chất của những vấn đề được nêu ra trong tác phẩm. Người đọc hiểu được tại sao tên tây lai Bernard lại căm thù cái dòng máu người Việt của hắn đến như vậy. Người đọc hiểu được chữ Ái trong thất tình lục dục mà sư Vô Trần gặp phải.

Bắt đầu từ một ngôi chùa nhỏ ở làng Sọ. Hai chị em Nguyệt và An được sư phụ Vô Chấp cưu man sau khi cha mẹ họ bị giặt ra tay giết hại. Câu truyện mở màn bằng những hình ảnh tàn khốc nhất của chiến tranh. Quân giặt bắt bớ, giết chóc người vô tội. Thực tế và ghê gợn hơn, cảnh phụ nữ bị giặt dồn vào một ngôi đình hoang rồi hãm hiếp cũng được tái hiện đầy ẩn dụ. Đó là thực tế của chiến tranh vô cùng phổ biến mà không ai có thể chối cãi. Giết chóc, cướp bóc và hãm hiếp. Chiến tranh luôn luôn đi liền với những thứ đó.

Nhưng nếu như chỉ nói đến những cái ác được gây ra trong chiến tranh thì đó lại là một cách nhìn phiến diện. Nếu chỉ nhìn từ một phía, chúng ta chỉ thấy được những tên lính Pháp là những kẻ xâm lược, chỉ cướp bóc và giết chóc mà không hiểu được rằng chính những con người kia cũng có những khuất mắc không phải ai cũng hiểu.

Đại úy Thalan là một người có học thức, một chuyên gia quân sự, ông được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp về chiến tranh. Ông đến Việt Nam với mục đích có thể giúp khai sáng cái xứ An Nam lạc hậu này. Nhưng mọi thứ lại không như những gì mà ông tưởng tượng. Không có chuyến lũy, cũng không có những chiến trường rộng lớn như ông đã được học ở ghế nhà trường. Ông không được dạy rằng ở Việt Nam không chiến tranh trên trận mạc như những nơi khác. Mà nơi đây chiến tranh theo kiểu du kích. Ông phải chiến đấu trên một chiến trường không có kẻ địch, nơi mà bất kỳ nơi nào cũng có thể xuất hiện kẻ thù kết liễu ông và đồng đội ông bất kỳ lúc nào.

Chính Thalan và những người lính Pháp nơi đây cũng chán ngấy cái cảnh chiến tranh này. Những lý tưởng về một cuộc khai hóa văn minh hoàn toàn sụp đổ, họ chỉ mong nhanh chóng hết thời hạn công tác để trở về với quê hương. Cũng chính vì mọi thứ hoàn toàn trái ngược với kỳ vọng như thế, mà ông không thể làm chủ được tình hình ở đồn Sọ. Bernard tuy thuộc cấp dưới của ông, nhưng hắn lại vô cùng am hiểu về cái xứ sở này. Bởi lẽ trong người hắn luôn có một nửa dòng máu da vàng chảy trong huyết quản. Vì vậy mà Thalan đã cho phép Bernard làm những việc vô cùng tàn nhẫn đối với người Cộng Sản.

Ở Bernard, ta thấy được một tên hung thần vô cùng độc ác. Hắn luôn chối bỏ một nửa dòng máu Việt đang chảy trong người mình. Hắn coi người An Nam là lũ mọi rợ, hắn chối bỏ nguồn gốc của mình, hắn tôn sùng dong máu da trắng mà hắn tự coi đó là thượng đẳng.

Khi đọc qua quá khứ của Bernard, ta lại thấy được nguồn gốc của những lý tưởng của hắn. Một con người được sinh ra trước sự chối bỏ của xã hội. Mẹ hắn được người ta gọi là me tây, một người đã kết hôn với một viên tướng người Pháp rồi sinh ra hắn. Hắn được sinh ra và lớn lên trong một gia đình hạnh phúc. Rồi đùng một cái, cha hắn mất. Hắn trở thành trẻ mồ côi cha khi còn rất nhỏ.

Hắn được mẹ hắn biến thành một người Việt. Hắn nói tiếng Việt, sống như một người Việt thực thụ. Nhưng cái nước da trắng hồng nổi bậc cùng với gương mặt rất tây của hắn lại khiến người ta khó mà chấp nhận được một con người như vậy. Rồi điều gì đến cũng đến. Hắn lọt vào danh sách đen của Việt Minh vì xuất thân của mình. Và đau khổ tột cùng khi hắn nhận ra tên cán bộ tra hỏi hắn đã cướp đi tình yêu đầu đời của hắn.

Không phải đợi đến khi cải cách ruộng đất, thông qua Bernard, ta thấy được những lỗ thủng bên trong công cuộc kháng chiến của dân tộc. Rất khách quan và trung thực, ta thấy được những thứ còn là hạt sạn trong cách mạng, những tư tưởng bị sử dụng sai cách. Ta thấy được những kẻ lợi dụng cách mạng để trục lợi cho mình. Ta thấy được cái sai với những tư tưởng bị áp đặt lên trong mọi trường hợp. Bernard đã trở thành một người Việt chân chất. Không liên quan đến người Pháp, nhưng lại bị thanh trừng chỉ vì nguồn gốc xuất thân của hắn. Để rồi sau này, con người ấy trở thành một tên hung thần khét tiếng. Có thể nói, chính cách mạng đã sinh ra Bernard của sau này.

Chúng ta vẫn thường nghe về đạo Phật. Trong văn hóa và tín ngưỡng của người Việt Nam từ xưa đến nay, Phật giáo luôn có một chỗ đứng vững chắc. Dùng độ lượng để cảm hóa cái ác, hướng con người đến cái thiện chính là mục tiêu mà bất kỳ người xuất gia nào cũng hướng đến.

Thông qua sư Vô Úy, ta thấy rõ được điều ấy. Ông luôn dùng từ bi để cảm hóa mọi người, kẻ cả giặc. Ông bị tra tấn đến chết đi sống lại. Nhưng ông vẫn hai tay niệm Phật. Vẫn lấy độ lượng để cảm hóa mọi người. Dù chúng ra tay vô cùng tàn nhẫn, nhưng ông vẫn không căm hận chúng. Ông coi đó là cái nghiệp của đời mà mình phải trả. Chính vì lòng bao dung ấy mà người đã cảm hóa được một con hổ trở thành đệ tử của mình. Ông còn cảm hóa được sư Khoang Độ và Thuồng Luồng, vốn là hai tên tướng cướp. Được sự cảm hóa của ông, sư Khoang Độ đã thề một lòng một dạ bảo vệ Phật pháp.

Không chỉ nói về lòng bao dung và độ lượng của nhà Phật. Tiểu thuyết còn cho ta thấy được những khía cạnh khác của Phật giáo, từ đó cho ta một cái nhìn đa chiều hơn về vấn đề. Đó là chuyện về hoàn tục.

Nhà sư Vô Trần, người từ nhỏ đã hương về Phật, nghe lời Phật dạy, ngửi mùi hương của chùa. Nhưng cái duyên của ông với Phật chư tới. Ông đã vướng vào lưới tình, rồi sau đó trở thành người cách mạng, lao vào những cuộc chiến tranh đẫm máu. Người ta chỉ trích những người tu hành nhưng lại hoàn tục. Nhưng khi đọc về Vô Trần, ta lại thấy được cái nỗi niềm của những con người ấy. Ta thấy được sự giằng xé giữa tình yêu và lý trí. Ta còn thấy được sự tủi nhục của những con người mang tội danh quyến rũ nhà sư.

Ba cô đội gạo lên chùa
Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư

Con người ta từ lúc sinh ra cho đến chết đi kho tránh khỏi thất tình – lục dục – bát giới – tam độc. Có khi người ta tu hành cả đời vẫn chưa được giác ngộ.

Nếu nhà ở nhà sư Vô Trần, ta thấy được sự giằng xé trong con người ông, thì ở chú tiểu An, ta lại thấy được những hình hài nguyên thủy của con người. Chú chính là biểu hiện sơ khai nhất của bản năng con người. Dù tu hành, nhưng chú tiểu An lại chỉ cho Huệ làm món dế chiên bột. Dù tu hành, nhưng chú lại có những trò đùa oái ăm như bắt đom đóm thả vào nhà, khiến bà cụ Thẩm thức sáng đêm để trò truyện vì bà cho rằng mỗi một con đom đóm là một oan hồn chưa được siêu thoát.

Chú lăn xả vào đánh nhau khi không kìm chế được cơn nóng giận của mình. Chú căm thù quân giặt đã thành hạ sư phụ của mình. Tuy là hiện thân của những tội lỗi trong nhà Phật, nhưng chú là một hình ảnh đầy đủ nhất, nguyên vẹn nhất về con người. Cho dù cuối cùng, nhà sư An đã hoàn tục, nhưng trong anh vẫn có Phật bên mình. Khi ra trận, anh đã không bắn vào quân địch. Chính vì tâm hướng Phật như vậy mà mặc dù đã hoàn tục nhiều năm, nhưng quan hệ giữa sư Vô Trần và chùa Sọ vẫn vô cùng khăn khít.

Tác giả Phạm Xuân Khánh đã xây dựng một hệ thống nhân vật tuy đồ sộ nhưng lại vô cùng tuyệt vời. Mỗi nhân vật dù tốt hay xấu đề có câu truyện riêng và đều rất có chiều sâu. Đan xen vào đó là những câu chuyện diễn ra trong những giai đoạn có thật trong lịch sử kháng chiến của nước ta. Không chỉ cho thấy những khía cạnh xung quanh cuộc chiến, mà tiểu thuyết còn cung cấp cho người đọc một cái nhìn đa chiều về những nhân vật và câu chuyện của cả hai phe. Ta thấy được lý tưởng cao đẹp của những kẻ xâm lược và những hệ quả của cuộc cách mạng để lại. Ta biết được rằng không có gì xấu xa hoàn toàn mà cũng không có gì là hoàn toàn tốt cả.

Đội gạo lên chùa là một tác phẩm đồ sộ cả về nội dung lẫn hình thức. Tác phẩm đã dám vượt qua những trở ngại của nền văn học trung nước để mang đến cho người đọc những góc nhìn mới lạ, chân thật nhất. Không có những trận đánh khốc liệt, không có bom đạn hào nhoáng, tác phẩm chỉ là những câu chuyện xung quanh ngôi làng nhỏ bé, cũ kỹ. Nhưng lại mang đến một cái nhìn mới lạ hơn về chiến tranh và Phật giáo. Từ đó giúp ta thêm phần nào hiểu rõ hơn về chúng.

2 Responses

  1. Ảnh hình như Xuân hạ thu đông r lại xuân, cảnh xung quanh ngôi chùa đẹp vđ. Nhưng so vs mấy năm trc khi xem phim này h éo còn tin vào mấy cái nhân quả hay cái éo j nữa :))

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang