Chuyện lập nghiệp và những người khốn khổ

Con người ta thường có suy nghĩ sẽ bắt đầu lập nghiệp ở một độ tuổi nào đó, thường là sau khi đã cưới vợ. Nhưng nhiều người đã lập nghiệp theo cái kiểu mà tôi thấy trước là sẽ không bao giờ có kết quả, trong khi có những người có thể gọi là khốn khổ, thì lại không có tiền trong khi đã có đủ khả năng để lập nghiệp.

Khoảng tháng trước chỗ mình làm thêm có tuyển nhân viên, có một anh cũng đã lớn tuổi xin vào làm. Nghe tâm sự mỏng dày thì anh mới cưới vợ, vợ của anh chưa được 20 nữa. Lúc trước đi nghĩa vụ, rồi gạ tình kiểu nào ấy rồi cưới được. Hai vợ chồng khăn gói đi lập nghiệp, thuê một căn nhà trọ. Như vậy cũng bình thường, không có gì đáng để nói. Điều đáng nói ở đây là chỗ mình làm là một cái tiệm nhỏ xíu, lương cao nhất cũng chỉ hơn 4 triệu một tháng, lại phải làm 11 tiếng rưỡi mỗi ngày. Ngày đầu tiên, anh ý gọi điện đặt mua đủ thứ, trong khi công việc thì chưa biết có được nhận vào làm chính thức hay chưa mà đã mua sắm khá nhiều tiền rồi. Qua ngày hôm sau anh ấy đã xin nghỉ việc vì không chịu đựng nổi áp lực công việc.

Lại thêm một người anh khác, lần này là ông anh của một người bạn. Anh ấy mở tiệm sửa laptop, mình cũng có nhu cầu nâng cây ram cho cái laptop cùi bắp nên cũng đến ủng hộ, nói chung thì rất nhiệt tình, làm lấy uy tính nên cũng rất tốt. Điều mình muốn nói ở đây vẫn là cái chuyện lập nghiệp. Tiệm anh ấy chỉ là một căn phòng trọ hơi rộng có mặt tiền trong hẻm, cách trang trí cũng không bắt mắt, chẳng khác nào kiểu nhà ở thông thường. Trong khi hiện tại đang có hàng tá công ty kiểu này đang cạnh tranh nhau khốc liệt. Nói chung 2 vợ chồng có lẽ là mới cưới, cũng mua sắm lập nghiệp đủ thứ. Hôm mình đến sửa, người ta đến giao cái tủ quần áo. Mình do cũng bận việc nên về trước, chiều anh ấy giao đồ sau. Đến lúc giao hàng thì thấy anh ấy chạy xe Exciter, đủ hiểu rồi.

Cuối cùng lại thêm hai ông anh nữa. Hai người này đều same same tuổi nhau, sinh năm 89 hay 88 gì đó. Một người đã có vợ, giờ vợ cũng đang mang thai. Một người chưa có vợ, gia đình thì không nhà không cửa, phải ở nhà trọ. Anh chưa có vợ thì vẫn còn đang làm với lương mỗi tháng cũng chỉ tầm 4 triệu, chỗ làm thì ngay đường cái, xe tải chạy tới chạy lui suốt ngày, khách hàng cũng toàn thứ gì đâu. Có lần tôi qua làm bên đó có 3 ngày mà đã bị tâm thần bấn loạn suốt hơn 1 tháng. Vợ anh ấy thì cũng chỉ làm công nhân, bây giờ hai người sắp có em bé, tương lai sẽ đi về đâu.

Anh chưa có vợ trước kia cũng làm ở đó, áp lực cộng với bệnh tật nên đã nghỉ việc. Bây giờ ở nhà làm đồ handmade để bán. Anh ấy làm đồ rất đẹp và đặc biệt là không bị đụng hàng với ai vì những mẫu của anh ấy đều được học từ những trang web bên nước ngoài. Anh ấy cũng giỏi tiếng Hoa và cũng chăm chỉ học tiếng Hoa mặc dù bây giờ đã không còn trẻ gì nữa. Bây giờ như vậy, nhưng khổ nỗi là không có vốn để mở cửa hàng, chỉ có thể kinh doanh online trên facebook.

Giờ ngẫm nghĩ lại, kẻ có tiền thì không biết làm, kẻ chịu làm thì lại không có tiền. Mọi sự trên đời, quanh đi quẩn lại cũng phải có đồng tiền là thứ đầu tiên mới được. Người tài cách mấy mà không có tiền thì cũng trở thành kẻ khổ sở. Chuyện như có nhiều CEO bên nước ngoài đã từng phải làm nhân viên quèn, hay phải rời bỏ công ty quanh đi quẩn lại cũng chỉ vì một chứ tiền. Người ta có tài, nhưng kẻ bỏ tiền ra mới là kẻ có quyền thực sự.

Nhưng cuộc đời vốn dĩ đã bất công rồi. Đành đứng đó ngắm nhìn thôi. 🙂

3 Responses

  1. Bàu viết trải nghiệm thực tế hay và cí chiều sâu. Mình rất thích địc những bài viết thực tế về con người và cuộc sống. Tất nhiên phải là chuyện thực thù mới hay chứ chuyện bịa thì dở lắm

    1. Mình không chắc bạn có tin những chuyện đó là có thực hay không. Đối với mình, những bài viết như thế thì tuyệt đối không được bịa ra vì nó có thể ảnh hưởng đến tư tưởng của người đọc.

      1. Mình đọc nhiều truyện ở mục tâm sự của các tờ báo lớn rồi. Hồi xưa đọc thấy nhiều chuyện vô lý cùng cực mà vẫn xảy ra, sau này mới biết mấy bài tâm sự trên đó toàn là chuyện bịa để câu view của mấy a nhà báo nên sau chả bao h đọc nữa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang