Sao trí thức thất nghiệp
Đây là chuyện đã được nhắc đi nhắc lại không biết bao nhiêu lần rồi, tôi viết bài này có vẽ như đang nhai lại đề tài này để thu hút người đọc, có lẽ mọi người sẽ nghĩ như vậy, nhưng tôi không quan tâm lắm, tôi vẫn sẽ nhai lại thôi. Nhưng tôi sẽ không nói về giáo dục hay chế độ ở đây, cũng không nói đến những người tuyển dụng. Cái mà tôi muốn nói đến chính là yếu tố con người, để mọi người hiểu một cách rõ ràng nguồn gốc của nó, có như thế ta mới có thể giải quyết chúng một cách triệt để.
Người Việt không thông minh như ta vẫn thường ảo tưởng
Thật buồn cười khi từ bé đến lớn chúng ta đều được dạy, đều tự hào rằng người Việt vô cùng thông minh. Từ lớn đến nhỏ, từ trên đến dưới đều hết lời tự khen rằng người Việt chúng ta là một giống loài thông minh, khôn khéo, nhưng hóa ra không phải. Người Việt chúng ta không hề thông minh, chúng ta phải chấp nhận thực tế đó. Chúng ta chỉ không ngu độn thôi chứ không hề thông minh. Chúng ta tự hào rằng người Việt đều đạt giải cao trong các kỳ thi quốc tế, nhưng đó không phải là thông minh, tôi sẽ nói về điều này ở phần sau trong bài, chúng ta khen ngợi rằng chúng ta có rất nhiều giáo sư, tiến sĩ, nhưng thật sự thì đó chỉ là những bằng cấp bằng giấy, bằng rượu, bằng phong bì, những con người có học vị cao đó thực chất không bằng trình độ đại học của một nước tiên tiến, nếu không muốn nói trắng ra là họ ngu dốt.
Từ đó đến giờ người Việt không làm nên thứ gì cả, không có phát minh, cũng không có công nghệ gì, chúng ta chỉ toàn thủ dâm tinh thần bằng truyền thuyết cái nỏ có thể bắn hàng trăm phát, khiến Triệu Đà phải sang ăn cắp công nghệ, nhưng cái nỏ đó như thế nào thì chả ai thấy. Cái thông minh của người Việt mình thực chất chỉ là sự xảo trá, sự mưu mẹo mà thôi. Trạng Quỳnh lấy ngón tay vẽ nguệch ngoạc mười con giun rồi vua thiên vị cho ông chiến thắng mặc dù thực tế bên kia vẽ đẹp hơn nhiều. Người ta học luật để lách luật, để những viên thuốc cường dương có giá trên trời được gọi là thực phẩm chức năng, để công ty tư nhân có thể xuất bản được sách mặc dù pháp luật không cho phép. Sự thông minh mà chúng ta vẫn thường thủ dâm tinh thần hàng trăm năm qua chỉ là sự gian trá, mưu mẹo để chiến thắng bằng những con đường không tốt đẹp gì.
Không phải tất cả, vẫn có những con người thật sự rất thông minh, nhưng những con người ấy không nhiều, và những con người ấy tất nhiên đã có được công việc phù hợp với mình. Còn những con người “thông minh” kia, chả ai thèm thuê họ đâu. Chính vì không tìm được người có đủ trí óc và khả năng để làm công việc mà nhà tuyển dụng cần, cho nên họ cứ tuyển dụng mãi nhưng vẫn không tìm được người, còn những con người “tài giỏi” kia năm nào cũng ra lò hàng triệu người nhưng vẫn thất nghiệp, đó là điều tất nhiên thôi.
Người Việt không hề siêng năng và cần cù.
Người Việt mình thực chất không hề siêng năng và cần cù như ta vẫn thường tự khen mình. Chính sự gian trá, mưu mẹo đó khiến ta tự nhận mình là siêng năng tháo vác. Đi đâu cũng thấy chuyện khi có người giám sát thì làm việc nhiệt tình, nhưng khi không có ai thì lười biếng, sanh nạnh nhau. Đó mới chính là cái bản chất của người Việt mình, là lười biếng, là đạo đức giả khi có mặt người khác.
Còn xét về khía cạnh học thuật, thì thật sự tôi muốn giết chết tất cả bọn họ mất. Những công trình nghiên cứu, những luận án tiến sĩ đầy “tâm huyết” thực chất chỉ là một sự sao chép chấp vá từ những sản phẩm trí tuệ của người khác, và còn sao chép mà không hề xem lại nữa chứ. Nếu không sao chép thì đó cũng chỉ là những câu nói chém gió cho qua loa, rồi với vài bữa tiệc, con người đó nhanh chóng được phong hàm, phong học vị gì gì đó. Ai được tiếp xúc với môi trường đại học sẽ không còn xa lạ gì với chuyện một nghiên cứu sinh nào đó bắt những sinh viên hoàn thành công trình của mình, tất nhiên cũng chỉ là qua loa cho có. Còn với học sinh sinh viên, họ cũng không hề siêng năng gì, cũng vẫn là sao chép, cóp nhặt từ nhiều nơi rồi xào nấu thành của mình rồi nhận tấm bằng. Đó là lý do vì sao hàng năm có không biết bao nhiêu công trình nghiên cứu khoa học, tiêu tốn hàng nghìn tỷ đồng nhưng không thấy công trình nào ứng dụng được thực tế cả. Với kiểu học, kiểu làm như thế thì kiến thức và kinh nghiệm của họ có được là những gì? Ai dám thuê họ?
Học để lấy điểm, học để thi.
Giáo dục Việt Nam mình thật sự là một thảm họa, nhưng không thể đổ lỗi tất cả vào những người đang cầm cân nảy mực được, một phần không hề nhỏ chính là đến từ những con người đang ngồi trên ghế nhà trường. Từ trước đến giờ, cách học và cách dạy của chúng ta đều nhắm vào mục đích duy nhất là để lấy điểm, là để thi. Thứ mà người ta học và dạy chính là đề cho ra dạng như thế nào, giải câu đó ra sao, không hề được dạy và học theo kiểu cung cấp kiến thức. Ngay cả những kỳ thi mang tính chất quốc tế như Ielts, Toeic, người ta cũng dạy và học theo dạng đề được cho ra với mục đích duy nhất là thi đỗ để lấy tấm bằng chứ không hề học để có kiến thức tương xứng với trình độ đó. Cho nên những tấm bằng ấy đều như đồ phế phẩm vì trong đầu họ chẳng hề có tí kiến thức nào.
Nhiều người sẽ biện minh rằng người ta dạy như thế cho nên phải học như thế, đây là một lý lẽ ngụy biện ngu xuẩn. Họ dạy như thế, nhưng không có nghĩa là bạn chỉ học có như thế. Học là chuyện của bạn, là việc bạn phải tự tìm tòi học hỏi, chứ không phải người ta dạy cái gì thì bạn chỉ tiếp thu cái đó mà không tìm hiểu thêm. Chính vì cách học và cách dạy như thế mà những tấm bằng đều trở nên vô giá trị. Người nước ngoài xem mà phì cười vào những tấm bằng đỏ chói, còn chúng ta thì cứ tự hào rằng chúng ta là một dân tộc hiếu học. Ngay cả ở những kỳ thi quốc tế, chúng ta đoạt nhiều giải không phải vì chúng ta tài giỏi, mà chỉ vì chúng ta học thuộc lòng cái đề của người ta mà thôi.
Tạm thời chỉ nhiêu đó thôi. Nếu bạn có đang đọc bài này và cũng đang là một kẻ “tri thức” nhưng thất nghiệp thì hãy tự đặt cho mình câu hỏi rằng “nếu mình là một nhà tuyển dụng, mình có dám thuê một thằng như mình về làm không?”