Một nghìn năm Bắc thuộc
Trong sách giáo khoa lịch sử mà mọi người được học từ trước đến giờ đều dạy rằng giai đoạn một nghìn năm bị thực dân phương bắc đô hộ được bắt đầu từ khi Thục Phán An Dương Vương bị Triệu Đà đánh bại và kết thúc bằng sự kiện Ngô Quyền chiến thắng trên sông Bạch Đằng. Có bao giờ bạn tự hỏi, bị đô hộ đến tận một nghìn năm mà người Việt vẫn giữ được tiếng nói, vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc? Tại sao lại là trận chiến trên sông Bạch Đằng, tại sao quân Nam Hán từ phía biển đánh vào trong khi họ đã đô hộ ta hơn một nghìn năm? Cùng tìm hiểu một chút để xem thực hư của một nghìn năm bắc thuộc là như thế nào nhé.
Đầu thời Hồng Bàn, mọi thứ còn thô sơ, chưa có hình thái tổ thức xã hội. Loài người sống thưa thớt ở nhiều nơi, tụ tập lại thành từng bộ tộc nhỏ. Các bộ tộc ngày càng phát triển dần, khi đã phát triển quá lớn, họ bắt đầu đánh chiếm các bộ tộc khác. Cá lớn nuốt cá bé, các bộ tộc cứ thế thôn tính nhau hàng trăm, hàng nghìn năm. Cuối cùng dẫn đến một hình thái xã hội mới là quốc gia. Giai đoạn này có nhiều quốc gia lớn nhỏ khác nhau, nhưng quốc gia duy nhất được sách sử ghi nhận là nước Văn Lang do Hùng Vương làm vua. Thời kỳ này các bộ tộc nói tiếng Việt trải dài đến tận núi Ngũ Lĩnh, gồm cả các tỉnh Hồ Nam, Giang Tây, Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc. Ngày nay ở các tỉnh này vẫn còn các dân tộc thiểu số nói tiếng Việt, được coi là một dân tộc thiểu số ở Trung Quốc.
Nhà nước Văng Lang tồn tại qua mười tám đời vua Hùng, sau đó bị bộ tộc Âu Việt của Thục Phán thôn tín. Thục Phán đổi tên nước thành Âu Lạc, được gộp từ tên bộ tộc Âu Việt và bộ tộc Lạc Việt của nước Văn Lang, lấy niên hiệu là An Dương Vương. Ở thời điểm này, các bộ tộc đều là người Việt cổ. Dãy núi Ngũ Lĩnh đã chia cắt địa lý giữa người Hán ở phía Bắc và người Việt ở phía Nam.
Triệu đà là một võ tướng đời nhà Tần, tuân lệnh mở rộng lãnh thổ xuống phía nam. Sau khi làm chủ được một phần lớn lãnh thổ phía nam cùng với việc nhà Tần suy vong, ông tách ra các cứ, tự xưng đế lập ra nước Nam Việt. Triệu Đà là người Trung Hoa, nhưng không rõ ông là người Bách Việt làm việc cho nhà Tần hay người có nguồn gốc từ Trung Nguyên. Tuy là người Trung Hoa, nhưng ông đã thoát khỏi nguồn gốc của mình, lãnh đạo dân tộc Âu Việt nên không thể coi ông là người Trung Hoa được nữa. Việc này tương tự như Từ Phúc đã tách khỏi nhà Tần và lập ra Nhật Bản, hay Mạc Cửu tách khỏi Trung Quốc khai hoang xuống lãnh thổ miền nam nước ta ngày nay (thực chất vẫn là đánh chiếm và giết chóc). Cho nên nước Nam Việt của nhà Triệu không thể đánh đồng xem là thực dân phương Bắc như nhà Hán được, người dân của nước Nam Việt cũng nói tiếng Việt chứ không phải tiếng Hoa.
Nước Âu Lạc bị nước Nam Việt thôn tín. Giai đoạn này được sách sử coi là giai đoạn kết thúc của chính quyền người Việt. Nhưng thực chất, nhà Triệu vẫn là chính quyền người Việt. Nhà Triệu tồn tại được 5 đời vua cho đến khi quy phục nhà Hán hoàn toàn. Năm 196 TCN, Lưu Ban cử Lục Giả đến hy vọng lấy được sự trung thành của Triệu Vũ Vương. Lưu Ban sau khi thống nhất Trung Nguyên vẫn tưởng rằng Triệu Đà vẫn còn là người của nhà Tần nên cử người đến để thu phục ông. Nhưng không ngờ Lục Giả đã được Triệu Vũ Vương đón tiếp bằng trang phục và nghi lễ của người Bách Việt. Lục Giả đã quở trách ông là người Hoa Hạ chứ không phải người Bách Việt và đe dọa ông phải quy phục nhà Hán. Hán Cao Tổ đã đánh thắng hàng chục nước nhỏ để thống nhất Trung Nguyên, nhà Hán lại có một khoảng thời gian để khôi phục và phát triển nên hiện tại đã là một đất nước lớn mạnh. Việc chống lại nhà Hán chỉ đem lại thất bại và chết chóc. Nhận thấy điều đó, Triệu Vũ Vương đã quy phục nhà Hán, trở thành một nước chư hầu của nhà Hán.
Tuy là một nước chư hầu nhưng phong tục và tập quán của nước Nam Việt vẫn được giữ, hoàn toàn không bị ảnh hưởng gì từ nhà Hán. Lúc này điều kiện địa lý vẫn còn vô cùng khó khăn nên nhà Hán không thể trực tiếp quản lý khu vực này, cho nên nước Nam Việt đã quy phục nhà Hán chỉ là hư danh, người Hán cũng không thể đưa người đến sinh sống vì điều kiện địa lý hiểm trở không cho phép.
Sau khi Lưu Bang mất năm 195 TCN, quyền lực rơi vào tay Lữ Hậu. Bà sai người đến quê hương của Triệu Vũ Vương là Chân Định (nay là huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc) giết nhiều họ hàng thân thích và mạo phạm mộ tổ tiên của Triệu Đà. Triệu Vũ Vương tin rằng Trường Sa vương Ngô Thần đã tạo ra những lời buộc tội dối trá chống lại ông để Lữ Hậu cắt đứt buôn bán giữa hai nước và để chuẩn bị đánh chiếm Nam Việt sáp nhập vào phong quốc Trường Sa của Ngô Thần. Để trả thù, Triệu Vũ Vương xưng là Hoàng đế (tức Nam Việt Vũ Đế) và đánh chiếm Trường Sa. Lã Hậu cử tướng Chu Táo chỉ huy quân đội để trừng phạt Triệu Vũ Đế. Thời tiết nóng ẩm ở phương nam khiến binh sĩ của Chu Táo đổ bệnh, không thể đi tiếp xuống phía nam, rốt cuộc họ phải rút lui. Sau đó Triệu Vũ Đế dùng của cải vỗ về các vùng phụ cận như Mân Việt ở phía đông và Tây Âu Lạc ở phía nam. Lúc này Nam Việt lại trở thành một nước độc lập.
Năm 179 TCN, Lưu Hằng lên ngôi trở thành Hán Văn Đế. Ông đã đảo ngược nhiều kế sách trước đó của Lã Hậu và tiến hành hòa giải đối với Triệu Vũ Đế. Hán Văn Đế ra lệnh cho các quan lại đi kinh lý Chân Định, sai quân canh giữ bảo vệ huyện trấn và thường xuyên chăm lo hương hỏa tổ tiên của Triệu Vũ Đế. Thừa tướng Trần Bình đề nghị cử Lục Giả đến Nam Việt vì họ đã biết nhau từ trước. Lục Giả đến Phiên Ngung thêm một lần nữa và giao bức thư của Hán Văn Đế cho Triệu Vũ Đế nhấn mạnh rằng những chính sách của Lã Hậu là nguyên nhân gây ra sự thù địch giữa Nam Việt với triều đình nhà Hán và đem đến nỗi đau khổ cho dân thường ở biên giới. Triệu Vũ Đế lại quyết định quy phụ nhà Hán lần nữa, rút lại danh xưng Hoàng đế và trở lại xưng Vương, Nam Việt lại trở thành nước chư hầu của nhà Hán. Tuy vậy, hầu như những sự thay đổi đó chỉ là bề ngoài, Triệu Đà tiếp tục được gọi là Hoàng đế khắp Nam Việt. Ngoài 5 quận (hoặc 4 quận) trực tiếp cai trị, nhà Triệu còn gây ảnh hưởng đến mấy nhóm Bách Việt xung quanh như Đông Âu (Chiết Giang), Mân Việt (Phúc Kiến). (Xem thêm thông tin về giai đoạn này tại đây)
Sau nhiều làn quy phục rồi lại chống, lại quy phục rồi lại chống nhà Hán, trải qua 5 đời nhà Triệu mới quy phục nhà Hán hoàn toàn và diệt vong. Do điều kiện địa lý vô cùng hiểm trở, bị ngăn cách bởi dãy núi Ngũ Lĩnh, nhà Hán không thể đem người đến ở và cai trị người Bách Việt được. Người Việt mặc dù đã trở thành nước chư hầu của nhà Hán, nhưng mọi thứ vẫn cứ được giữ vững qua hàng nghìn năm, không hề bị văn hóa phương Bắc đồng hóa. Đây là giai đoạn vô cùng mơ hồ, không được sách sử ghi chép nhiều. Người Việt sau nhiều triều đại xưng bá như Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Mai Hắc Đế, Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ, Kiều Công Tiễn đều bị nhà Hán đem quân đánh bại và thu phục. Tuy nhiên, sau khi bị đánh bại thì lại có một triều đại khác được lập nên do nhà Hán không thể quản lý được vùng lãnh thổ này. Cho nên dù có bị nhà Hán đánh bại, nhà Hán vẫn không thể thôn tín được người Việt vì khoảng cách địa lý. Các triều đại thay thế nhau, đặt tên nước khác nhau nhưng chung quy lại vẫn là quốc gia của người Việt. Mời các bạn đọc loạt bài về lịch sử Việt Nam để hiểu thêm chi tiết.
Chung quy lại, giai đoạn mà người ta gọi là một nghìn năm bắc thuộc chỉ là một khái niệm hư danh, thực chất người Việt vẫn làm chủ lãnh thổ của mình. Trong giai đoạn phong kiến, sau khi lật đổ một triều đại, kẻ nắm quyền sẽ tiến hành tàn sát những người có cùng dòng họ với vua. Cho nên bây giờ những họ như họ Triệu, họ Lý đều không còn. Người ta phải đổi họ để tránh không bị diệt vong. Còn trong giai đoạn bị nhà Hán đánh bại, nếu muốn giữ được họ mà không bị giết, họ buộc phải quy phục nhà Hán, trở thành người Hán, nói tiếng Hán, sinh hoạt văn hóa theo người Hán. Cho nên những họ như Triệu, Thục, Lý đều đa phần là người Hoa.
Giai đoạn bị quy phục rồi lại xưng đế rồi lại bị quy phục cứ kéo dài như vậy cho đến năm 938, Ngô Quyền đánh chặn thành công cuộc tấn công của quân nhà Hán ở cửa sông Bạch Đằng rồi xưng vương. Kéo dài thời gian sau đó là một giai đoạn rất ít khi bị quân phương Bắc đánh bại nên các sử gia đã kết thúc giai đoạn một nghìn năm Bắc thuộc vào năm 938.
Đây là một giai đoạn mơ hồ, dài lê thê với các cuộc xâm lược rồi lại tự trị, cứ lặp đi lặp lại hàng nghìn năm, sách sử lại không ghi chép được tỉ mỉ cho nên các sử gia đã đưa ra khái niệm một nghìn năm bắc thuộc để đặt tên cho giai đoạn lịch sử này. Trong giai đoạn này, mặc dù đã rất nhiều lần bị thực dân phương bắc đán bại nhưng họ hoàn toàn không đô hộ được người Việt. Cứ mỗi một giai đoạn, lãnh thổ lại bị rút về phương nam dần dần cho đến như ngày nay. Những người Việt ở những nơi bị đánh chiếm đã bị đồng hóa hoặc chạy trốn và trở thành những dân tộc thiểu số. Phần lãnh thổ ấy đã trở thành lãnh thổ của Trung Hoa cho đến tận bây giờ nên không thể coi phần lãnh thổ ấy là bị đô hộ. Phần lãnh thổ còn lại vẫn được người Việt quản lý, vẫn giữ phong tục và tập quán cho đến tận bây giờ. Cho nên dùng tự “bị đô hộ” và “một nghìn năm bắc thuộc” thực tế thì không hoàn toàn đúng, tuy nhiên trên danh nghĩa thì nó không sai.
Chúc Thân 8/3 vui vẻ hạnh phắc nhận đc nhiều quà
Hay lắm 🙂
Chỉ muốn nói kẻ đọc lịch sử là kẻ đã chết
Ax. Nói như bạn cũng một phần nào thôi, đừng cố phủ nhận giai đoạn đó. Các chế độ Trung Quốc đã áp đặt được chính quyền và có chính sách cai trị lên miền Bắc Việt Nam hiện tại, chẳng vị thế mà Hai Bà Trưng không chịu nổi ách áp bức đứng lên khởi nghĩa giết thái thú Tô Định đó sao. Tiếng trống Mê Linh chẳng phải ở Hà Nội. Lý Bí cũng không chịu được ách áp bức mà khởi binh, dựng nước Vạn Xuân đóng đô ở Hà Nội bây giờ. Mặc dù đã áp đặt được chế độ cai trị nhưng việc đồng hoá về văn hoá không phải là chuyện dễ nhưng mà người Việt phải viết chữ Hán con mẹ nó rồi.
Bạn nhầm to rồi. Việc đồng hóa một dân tộc là vô cùng dễ dàng nha. Cách mà người ta thường làm nhất đó là cho người dân của 2 dân tộc kết hôn với nhau, những đứa con được sinh ra bị tách khỏi cha mẹ và được học tiếng Hán, nói tiếng Hán từ lúc còn rất nhỏ. Những người chống đối sẽ bị cưỡng chế bằng các biện pháp như hãm hiếp, còn đàn ông thì bị khổ sai đến hết đời. Với cách làm đó, chỉ trong vòng 50 năm thì một dân tộc sẽ bị xóa sổ. Không nói đâu xa, chính các vị vua nước ta cũng đã từng đồng hóa không biết bao nhiêu dân tộc lớn nhỏ để được lãnh thổ như ngày nay, điển hình nhất là nước Chăm Pa đí. Còn những cuộc chiến kia tại sao bạn lại không nghĩ nó là những cuộc nội chiến, và kẻ chiến thắng viết nên lịch sử? Tại sao trận Bạch Đằng Ngô Quyền ở phía phòng thủ từ đất liền chứ không phải là một cuộc tấn công vào đầu não của thế lực đang đặt ách đô hộ?
À, nhìn avatar thấy quen quen, xem lại mới nhận ra là anh Ngọa Long 🙂
ax, nói gì thì nói chứ sự thật vẫn là các chế độ chính trị Trung Quốc đã áp đặt được chính quyền và chính sách cai trị lên miền Bắc Việt Nam hiện tại mặc dù thời kỳ đó rối ren và phức tạp. Thời thế của Ngô Quyền đã khác so với thời Bà Trưng, Bà Triệu và Lý Bí. Ngô Quyền dựa vào những biến loạn về chính trị đã giành được tự chủ. Chứ chẳng phải dựa vào chuyện quân Nam Hán tiến vào nước ta bằng đường biển mà nói rằng các chế độ chính trị Trung Quốc trước đây chưa chiếm được Bắc Việt là quá vô lý.
Đồng ý với anh là Trung Quốc đã từng nhiều lần đô hộ nước ta. Trong một nghìn năm này có không biết bao nhiêu lần mất nước rồi lại giành được đất nước, rồi không biết bao nhiêu lần các phe cánh tranh giành nhau. Vấn đề em nói ở đây là việc các nhà viết sách giáo khoa đã không muốn nhắc đến giai đoạn này mà chỉ gộp chung lại, làm đa phần người dân hiểu lầm rằng giai đoạn này kéo dài liên tục suốt một nghìn năm, bắt đầu từ lúc An Dương Vương thất thủ và kết thúc bằng chiến thắng Bạch Đằng. Họ không nói rõ ràng rằng trong thời gian đó đã rất nhiều lần nước ta giành được tự chủ. Hai Bà Trưng, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Khúc Thừa Dụ,.. các cuộc khởi nghĩa ấy đều được dạy lại quá sơ sài, cũng không nói rõ các triều đại này đã kết thúc ra sao. Còn một điều nữa, các lần Trung Quốc đô hộ nước ta có lẽ không kéo dài được lâu, có thể là 10 – 20 năm rồi nước ta lại giành được chính quyền, vì vậy mà họ không đồng hóa nước ta được. Thêm một phần như đã nói trong bài viết, lúc đó địa lý chia cắt rất hiểm trở, nên triều đình từ trung nguyên không thể quản lý một cách trực tiếp được, cho nên lãnh thổ nước ta thời đó tuy là thuộc địa nhưng chỉ là danh nghĩa, nó giống như một khu tự trị thì hơn. Những tướng người Hán cai quản cái khu tự trị ấy cũng không muốn nghe lệnh từ triều đình cho nên khoảng thời gian ấy không khắc nghiệt như sách sử đã từng nói.
ax. mình chỉ muốn nhấn mạnh quan điểm là các chế độ trung quốc đã áp đặt được chính quyền và có chính sách cai trị lên Bắc Việt. Còn chuyện lâu lâu có một cuộc khởi nghĩa giành độc lập là chẳng đáng kể cho mấy. Chứ bạn nói “Còn một điều nữa, các lần Trung Quốc đô hộ nước ta có lẽ không kéo dài được lâu, có thể là 10 – 20 năm rồi nước ta lại giành được chính quyền ” là sai ” chính việc nước ta đã đứng lên kháng cự quá ít suốt cả 1.000 năm nên sử gia mới gộp chung lại 1.000 năm bắc thuộc. Chẳng lẽ sử gia muốn làm nhục nước nhà hay sao mà dám viết điều xằng bậy.
có được chính quyền nhưng việc đồng hóa không phải là chuyện dễ chứ bạn suy ngược rằng vì không đồng hóa được nên cũng không chiếm được đất nước trong thời gian dài là sai.