Khi nào thì thầy chùa được ăn thịt?
Thầy chùa thì không được ăn thịt, đặc biệt là thịt chó, đó là điều tối kỵ lớn nhất của Phật giáo tại Việt Nam và một số quốc gia châu Á khác. Thế nhưng lại có một số nhánh của đạo Phật vẫn cho phép người ta ăn thịt và kết hôn. Tại sao vậy? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân sâu xa khiến Phật giáo chính thống không cho phép những người tu hành ăn thịt và hiểu thêm những góc nhìn khác của việc ăn thịt trong đạo Phật nhé.
Nếu nghiên cứu kỹ các triết lý mà đạo Phật theo đuổi, tôn giáo này sẽ không cấm người ta ăn thịt. Bản chất của Phật giáo là hướng con người ta đến cái thiện, là không sát sinh, không làm việc xấu, cứu giúp nhân gian. Mặc dù việc ăn thịt phần lớn sẽ đồng nghĩa với sát sinh, nhưng không phải lúc nào cũng thế. Nếu như thứ thịt mà người tu hành ăn không được tạo ra từ việc sát sinh, thì việc ăn thịt này là hoàn toàn bình thường và không vi phạm các giới luật của người tu hành.
Vậy như thế nào mới là thịt không được tạo ra từ việc sát sinh?
Đó là thịt của những con vật chết một cách tự nhiên, cái chết của chúng không được gây ra bởi con người bởi bất kỳ động cơ nào, bất kỳ phương pháp nào dù trực tiếp hay gián tiếp. Nếu như một con vật chết do bệnh già, thì cái chết đó hoàn toàn không phải từ ý muốn của người chủ hay người sẽ ăn thịt con vật đó. Nếu như con vật lâm bệnh mà chết dù cho chủ nhân của nó đã cứu chữa hết sức nhưng không khỏi, thì việc ăn thịt con vật đó không phải là sát sinh. Nếu như một quả trứng không trống (trứng không được thụ tinh nên không tạo thành con vật), ấp mãi nhưng vẫn không bao giờ nở thì việc một người tu hành ăn quả trứng đó cũng không thể gọi là sát sinh.
Còn nếu như một con vật bị bệnh, chủ của nó không nhiệt tình cứu chữa, hoặc cứu chữa nhưng lòng không thật sự trong sạch, chỉ muốn con vật chết đi, thì đó là một hành động sát sinh. Nếu như một quả trứng không biết rõ sẽ có nở ra con vật hay không mà vội vàng đem đi chế biến thành món ăn thì đó cũng là một hành động sát sinh. Hay một con vật đang gần kề cái chết nhưng vẫn chưa chết, người ta giết chết nó để lấy thịt tươi, thì đó cũng là một hành động sát sinh. Nếu người ta không giết nó, mà chờ cho nó chết để được ăn thịt, thì đó cũng là một hành động sát sinh, vì trong thâm tâm người ta đã cầu mong cho con vật đó chết.
Sở dĩ người tu hành không được phép ăn thịt bởi vì dù người đó không trực tiếp sát sinh, nhưng người ăn cũng đã sát sinh một cách gián tiếp. Theo đạo lý nhà Phật, bởi vì chúng ta ăn thịt nên người ta phải giết chết các con vật để lấy thịt. Dù chúng ta không trực tiếp giết hại những con vật ấy, nhưng vì chúng ta sẽ ăn chúng, nên chúng ta đã tạo ra một động cơ vô hình thúc đẩy người khác sát sinh để phục vụ nhu cầu của chúng ta. Như quy luật cung cầu, có người ăn thịt mới có người giết thịt. Nếu như tất cả mọi người đều không ăn thịt, người ta sẽ không có lý do để sát sinh. Bởi vì chúng ta muốn ăn thịt, nên điều đó đã khiến chúng ta hoặc người khác giết hại các con vật để cung cấp cho nhu cầu ấy.
Hay dù ta không ăn thịt nhưng trong lòng ta vẫn muốn được ăn, thì lúc đó trong lòng ta đã có tạp niệm. Với tạp niệm này, có thể nó sẽ khiến ta tác động đến người khác, khiến người khác giết thịt các con vật để thỏa mãn cái thèm muốn của chúng ta. Dù đó chỉ là suy nghĩ, nhưng một suy nghĩ có thể đem đến kết quả là một cuộc sát sinh thì đó cũng sẽ là tạp niệm, là vi phạm giới quy của người tu hành. Người tu hành không được phép căm hận người khác cũng vì lý do đó. Bởi vì hành động căm hận ấy có thể sẽ dẫn đén việc ta sẽ trả thù, gây ra tội ác đến với người khác. Một suy nghĩ có thể dẫn đến tội ác, thì suy nghĩ đó cũng chính là tội ác, một suy nghĩ có thể khiến chúng ta hoặc khiến người khác có hành động sát sinh thì đó cũng là sát sinh.
Đó là lý do vì sao dù người ăn thịt không phải là trực tiếp người sát sinh nhưng việc ăn thịt hầu hết vẫn được xem là một hành động sai trái trong nhà Phật, vì dù không trực tiếp nhưng nó đã gián tiếp tiếp tay cho hành vi sát sinh của con người.
Có nhiều người vẫn tranh cãi về việc người tu hành có được phép uống sữa hay không. Nhiều người cho rằng dù uống sữa không sát sinh, nhưng hành động vắt sữa khiến con vật đau đớn, đó cũng là tội ác. Nhưng cái gì cũng có nhiều mặt của nó, không phải lúc nào con vật cũng bị đau đớn khi vắt sữa dù hầu hết đều như vậy. Nếu như người vắt sữa vắt chúng với một nội tâm hướng thiện, không làm đau con vật và không làm hại đến sức khỏe của con vật, chỉ lấy lượng sữa vừa đủ dùng, thì lượng sữa đó không được tạo ra từ tội ác. Bản thân các loài thú có vú khi được sinh ra cũng đều được nuôi nấng bằng sữa mẹ, đó là một quy luật bình thường của tạo hóa. Mọi loài vật có vú khi được sinh ra cũng đều làm đau mẹ mình, cũng đều bú và gây đau cho mẹ chúng. Vậy nên việc uống sữa có sai trái hay không, đó còn phụ thuộc vào cái tâm của người uống và người vắt sữa.
Ngay từ thời đức Phật còn tại thế, việc ăn uống được xác định là tuỳ thí đắc thụ. Tức là những đệ tử của đức Phật đi khắp nơi nhằm khuyến giáo con người làm việc thiện, tránh việc ác, một ngày hai thời sáng và trưa, khi đi đến đâu, bà con Phật tử, tín đồ hay người mến mộ hảo tâm dâng cúng gì thì trân trọng và dùng cái đó, không có sự đòi hỏi, phân biệt
Cũng từ thời đức Phật tại thế, các đệ tử đi hoá độ chúng sinh còn dùng tam tịnh nhục, tức là 3 thứ thịt gọi là thanh tịnh. Nghĩa là mình không đòi hỏi người ta hiến cúng mình ăn thứ nọ, thứ kia. Thứ hai là mình không xui khiến người ta phải cho mình thứ này, thứ khác và thứ ba là mình cũng không hoan hỉ người ta làm những việc đó. Nói cách khác là không nghe, không nhìn, không chứng kiến, không khởi tâm độc ác, không khởi lên cái làm cho đạo, nghiệp thay đổi…
Nguồn: phatgiao.org
Thuở xưa, khi các nhà sư còn đi truyền bá đạo Phật và khất thực khắp nơi, nhiều khi gia chủ không có đồ chay để bố thí, chỉ có thể bố thí thịt cá, thì nhà sư không được phép từ chối và cũng không phạm tội khi ăn chúng, gia chủ cũng không bị tội khi cho nhà sư ăn những thứ ấy. Bởi vì tuy nó là thịt, nhưng nó là hảo tâm của người đã cho thịt cho nhà sư. Sự bố thí đó là tự nguyện và không ép buộc, nhà sư không có ý muốn chủ nhà phải sát sinh và cũng không hiến chủ nhà phải sát để có thức ăn ban phát cho nhà sư dù trực tiếp hay gián tiếp, chủ nhà cũng không sát sinh vì lý do để có thức ăn cho nhà sư nên mới sát sinh.
Việc ăn thịt hay các sản phẩm được tạo ra từ sự kết thúc của các sinh mạng khác không hoàn toàn là sai trái hay đúng đắn. Nếu như sinh mạng ấy kết thúc một cách tự nhiên, không bắt nguồn từ động cơ nào dù trực tiếp hay gián tiếp, cũng không bắt nguồn từ những tạp niệm về việc sát sinh hoặc tạp niệm ấy có thể dẫn đến sát sinh, thì ăn những miếng thịt được tạo ra từ cái chết ấy không hề sai trái. Còn nếu như việc ăn uống được tạo ra từ những hành động hoặc những ý niệm có thể dẫn đến chấm dứt hoặc làm hại một sinh mạng dù nó còn chưa bắt đầu thì đó cũng là sát sinh cho dù là ăn trứng hay uống sữa.
Nhiều người vẫn ăn chay niệm phật, nhưng ăn toàn những món mặn giả chay, nghĩa là trong tâm họ sinh ra tâm niệm muốn được ăn thịt, thì việc ăn chay đó cũng không còn ý nghĩa gì. Đó cũng là một hành động sát sinh dù tội ác không được gây ra trên bất kỳ phương diện nào. Có người vẫn ăn thịt nhưng vẫn luôn miệng bảo họ tu tâm chứ không tu khẩu, thì người đó có phạm giới luật hay không còn phụ thuộc vào tâm địa của người đó. Người đó ăn thịt nhưng có cảm thấy tội lỗi khi ăn chúng hay không, có phổ độ cho những sinh linh đã mất mạng để dâng hiến thể xác làm thực phẩm cho con người hay không.
Tu hành không phải chỉ là ăn chay niệm phật, là làm những việc thiện, mà đó còn là quá trình hướng thiện và giác ngộ của chính bản thân mỗi con người. Những giới luật nhà Phật đặt ra giúp cho con người ta tìm thấy hướng đi đúng đắn trong con đường tu hành, nhưng đó có nghĩa là làm theo đúng hết tất cả những điều đó thì có thể trở nên đắc đạo. Hành trình tu hành là hành trình hướng thiện và tự giác ngộ bản thân, có người không gõ mõ tụng kinh, không làm việc thiện nhưng họ vẫn đắc đạo thành phật, còn có người tu cả đời nhưng vẫn không thể thành chánh quả. Tu hành là ở cái tâm, không phải qua việc ăn uống và những hành động của họ.
Thời mạt pháp
mua tăng bán Phật