Làm thế nào để viết văn hay?
Không phải tự nhiên mà trong chương trình đào tạo từ lớp 1 cho đến lớp 12 đều có môn văn và nó là một môn chính cùng với môn toán. Quả thật trước giờ mình vẫn ngán môn văn nhất, nó lại được xếp vào đúng cái giờ con người ta mệt mỏi và buồn ngủ nhất nên hầu như đối với học sinh thì giờ văn như là một cực hình. Nhưng không phải vì vậy mà môn văn hoàn toàn không có lợi, nó có lợi rất nhiều nữa là khác. Kỹ năng trình bày, bao gồm kỹ năng nói và viết sẽ rất cần cho chúng ta sau này, một người nói hay, viết giỏi thì ai cũng thích đọc và thích tiếp thu cả, còn nói năng và viết không đâu ra đâu, nghe rồi đọc mà cũng không rõ được vấn đề, nghe một hồi là tai hết muốn nghe, đọc một hồi là mắt không muốn đọc, là một người diễn đạt ta sẽ cảm thấy bị hụt hẫng khi ý kiến của mình không được mọi người tiếp thu bởi lý do đơn giản là mình trình bày quá kém cõi. Vì thế mà có những chính kiến rất hay nhưng do không biết cách diễn đạt mà ta lại gánh phần thiệt thòi về cho mình. Thế nên việc viết văn làm sao cho hay, làm sao để người ta thích đọc là một việc rất quan trọng trong công việc và trong đời sống hàng ngày. Ngày trước mình học văn rất tệ, và còn không thích về nó nữa. Thế nên nếu bạn đã qua cái thời học sinh rồi, và bây giờ muốn viết truyện hay viết những bài nghị luận nêu lên quan điểm của mình hay chỉ đơn giản là để giao tiếp hằng ngày được tốt hơn thì cũng không quá trễ. Mình sẽ chỉ cho các bạn làm thế nào để viết văn hay hơn, giúp cho mọi việc được suông sẻ hơn.
Việc đầu tiên để có thể viết văn được lưu loát hơn, được hay hơn là bạn phải đọc. Cho dù bạn có là thiên tài bẩm sinh cỡ nào nhưng nếu bạn không đọc một cái gì, không được tiếp xúc một câu văn nào thì bạn cũng không thể viết được một đoạn văn nào có hồn cả. Nó giống như một đống thuốc nổ, đó là chất rất dễ cháy và cháy rất nhanh, nhanh đến nỗi nó làm không khí giãn nở không kịp nên tạo thành một vụ nổ, nhưng nếu không có một đóm lửa nhỏ nào để mồi nó cháy thì cho dù bạn có làm cách nào đi chăng nữa thì cái đống thuốc nổ đó cũng chỉ là một đống bột vô vụng mà thôi. Việc đọc cũng như vậy, bạn không hề đọc một thứ gì thì làm sao mà bạn có ngôn từ, có câu chữ để mà viết được. Cho nên việc đọc sẽ đem lại ngôn từ, giúp cho bạn có thêm nhiều cách để có thể diễn đạt ý một cách trôi chảy. Đó là lý do vì sao mà những cuốn sách tham khảo cứ ra đời ồ ạt. Đọc nhiều sách, đọc nhiều tác giả, được tiếp xúc với nhiều văn phong khác nhau dần dần sẽ giúp bạn hình thành văn phong riêng, từ đó bạn sẽ có một lối viết cho riêng mình và tất nhiên việc viết văn sẽ trôi chảy lên rồi.
Không chỉ thế, việc đọc nhiều sách cũng sẽ mang lại cho bạn rất nhiều kiến thức về xã hội mà bạn khó có thể tìm thấy ở sách giáo khoa. Nếu bạn thích thể loại nào, bạn hãy đọc nhiều ở thể loại đó, tìm những tác giả lớn có tên tuổi mà đọc. Nếu bạn thích viết báo, thích văn nghị luận thì cứ đọc nhiều bài báo, nhiều bài luận để nâng cao kỹ năng của mình. Còn nếu bạn thích truyện như mình đây thì cứ tìm nhiều truyện mà đọc. Còn nếu bạn không thuộc văn chương mà thuộc những thứ về kỹ thuật hay công nghệ, thì cứ tìm những bài báo hay những quyển sách về lĩnh vực đó để đọc. Bạn sẽ học hỏi được cách trình bày của họ từ đó hình thành lối viết cho riêng mình. Trở lại với vấn đề được đặt ra ở đầu đoạn, tại sao lại nói đọc văn mà lại có kiến thức về xã hội bên trong đó nữa? Chắc nhiều bạn cũng thắc mắc điều này. Quả thật là như thế đó bạn ạ. Vì văn học phản ánh xã hội mà, cho nên xã hội như thế nào thì văn học sẽ phản ánh như thế. Bạn đọc nhiều sách của nhiều tác giả nước ngoài khác nhau, bạn sẽ hiểu thêm về nét văn hóa của họ. Ví dụ như khi bạn đọc nhiều sách ở phương tây, chắc chắn bạn sẽ nhận ra lối sống du mục của họ, những người nay đây mai đó hay những con người cùng cực phải đi khắp nơi để kiếm sống. Việc đọc nhiều và hiểu nhiều còn giúp bạn có thêm nhiều ngôn từ trong khi giao tiếp, từ đó cuộc nói chuyện được thú vị hơn. Giả dụ như khi bạn nói chuyện với một ai đó, mà họ nhắc đến một nhân vật trong văn học nào đó như Gatsby chẳng hạn, nếu bạn không biết đến họ thì hoàn toàn bó tay rồi, từ đó có thể người ta sẽ có một nhận định nào đó có thể sai lầm về bạn. Trong nhiều truyện của ông nhà văn người Nhật Haruki Murakami, ông ấy thường nhắc đến nhân vật Gatsby, có lẽ ông ấy rất thích truyện này. Có một đoạn trong một truyện ngắn nhắc đến như thế này: cô gái không biết rõ công việc của anh chàng người yêu là gì, nhưng anh ta rất giàu, vậy là nhân vật “tôi” trong truyện nói rằng “trông giống như Gatsby đấy nhỉ”. Hay ở ngoài đời, một người bạn hay đối tác nói một người nào đó trông giống như Gatsby, thì nếu bạn không đọc truyện Gatsby vỹ đại bạn sẽ không hiểu ý của người đó đang nói về điều gì. Nhưng nếu bạn đã đọc rồi thì bạn sẽ hiểu câu nói ấy ám chỉ việc người được nói đến có công việc rất mờ ám vì suốt truyện ta sẽ thấy công việc của Gatsby rất mờ ám, hay để chỉ rằng đó là một anh chàng chung tình, là mọi việc chỉ vì tình yêu vì Gatsby đã làm mọi việc để giàu có, mục đích duy nhất chỉ để được nhìn thấy tình yêu của mình mặc dù người ấy đã có chồng. Hay người ta nói một gia đình nào đó là Tà dương tộc, nếu bạn có đọc rồi thì bạn sẽ hiểu cách nói đó ám chỉ cho những gia đình giàu có, quý tộc đã bị thất thế, còn nếu chưa đọc thì đành bó tay. Trong những tác phẩm ấy còn có những câu nói, những giai thoại rất kinh điển khiến ai cũng phải trầm trồ thán phục, và nếu như bạn lồng ghép được nó vào câu văn hay lời nói của mình thì rất là tuyệt vời.
Nhưng vấn đề chính ở việc đọc là bạn phải biết chọn lọc. Hãy nên nhớ là mình chỉ đọc, chứ không phải viết theo, không phải bắt chước theo. Bạn chỉ cần đọc, có hiểu hay không hay đọc rồi quên luôn cũng không sao. Khi đọc nhiều thì đầu óc của bạn sẽ nắm rõ được những điều đó trong đầu mà bạn sẽ chỉ biết được điều đó khi bạn viết ra hoặc nói ra thôi. Có một câu truyện ngắn nói về việc đó như thế này. Đứa cháu thấy ông mình hàng ngày đọc sách, cháu cũng làm theo nhưng đọc bao nhiêu cũng chẳng hiểu gì cả. Thế rồi nó hỏi ông, ông đưa cho nó cái rỗ đựng than bảo nó hãy xách nước đến. Cái rỗ thì làm sao mà đựng nước được, nó hiểu điều đó nhưng vẫn cố mà múc nước để chứng minh cho ông thấy. Khi đã mệt nhoài thì ông mới bảo đứa cháu nhìn lại cái rỗ, lúc này nó đã không còn dính bụi than đen xì nữa. Đọc sách cũng giống như vậy, nó sẽ dần dần làm đầu óc ta minh mẫn hơn giống như việc cái rỗ được nước làm sách sẽ vậy, sách chính là những giọt nước ấy, nó chỉ lướt qua và không đọng lại gì nhưng nó đã làm đầu óc ta tiến bộ rất nhiều. Nhưng phải nhớ là đọc những gì đáng đọc. Đừng đọc mấy truyện ngôn tình với mấy truyện dịch Trung Quốc. Cái cách viết đó vô cùng kém cỏi nên khi bạn đọc những thứ đó, nó sẽ hình thành trong đầu bạn lối viết càng kém cỏi hơn. Nếu bạn đọc văn học, hãy tìm đến những tác phẩm kinh điển, bây giờ không có khi để biết mấy tác phẩm đó vì theo năm tháng, hàng chục hàng trăm năm nó vẫn còn nổi tiếng. Điều đó chứng tỏ nó là một tác phẩm đáng để bạn đọc. Còn những thể loại khác thì cứ tìm đến những tác giả có tiếng tâm mà đọc, nếu đọc báo thì phải đọc những trang báo uy tính, có bề dày về kinh nghiệm. Đọc những thứ non yếu và cẩu thả cũng rất ảnh hưởng đến lối tư duy của bạn. Nhưng vấn đề trên hết là bạn phải đọc để hiểu, chứ không phải đề làm theo y chang như vậy.
Kế đến là viết thôi. Bạn phải viết nhiều vì không có ai thành công mà không tập luyện cả. Thiên tài thì cũng một phần ít thành công của họ là bẩm sinh, đa phần còn lại là nỗ lực tập luyện không ngừng. Thế nên bạn phải đọc và viết thường xuyên, như vậy sẽ khiến lối viết của bạn ngày càng tiến bộ hơn. Bạn có thể thấy văn phong của người này người kia hay và áp dụng thử vào một vài bài viết của mình. Mình cũng có một vài truyện có cái lối lặp từ khó hiểu cũng là vậy. Sau đó bạn sẽ hình thành văn phong riêng từ những lối viết ấy và sẽ tạo nên sự khác biệt cho riêng mình. Nhưng nhớ là đừng có bắt chước theo, tôi đã nhắc lại quá nhiều rồi, sự sáng tạo mới là có ích chứ không phải sự bắt chước, nhái theo. Bạn phải viết nhiều thể loại khác nhau và vận dụng những gì mà mình đã đọc vào. Vận dụng cách hành văn ngắn gọn của người nước ngoài, vận dụng những yếu tốt sướt mướt nếu viết văn sướt mướt, vâng vâng và mây mây. Dần già rồi bạn sẽ viết hay lên thôi.
Trong khi viết thì bạn cũng phải tự tập dần lối viết và lối tư duy của riêng mình. Điều đó sẽ làm cho những thứ của bạn trở nên khác biệt và nổi bậc hơn. Chẳng ai thích đọc cả một bài văn dài dòng mà nội dung chỉ có thể gom gọn lại trong một câu cả, hay giữa một cách đồng có có một bông hoa thì chắc chắn bông hoa sẽ nổi bậc hơn rồi. Bạn cũng phải xem những người khác viết gì để có thể học hỏi những cái hay của họ và tránh những cái dỡ từ họ. Người ta nói biết địch biết ta trăm trận trăm thắng mà.
Bạn cũng đừng quá tự tin vào chính mình. Không gì là hoàn hảo cả. Vì vậy, đừng quá kêu ngạo một khi mình đã viết hay lên rồi. Khi nhiều người khen văn của mình hay và nó hay thật thì cũng đừng lấy đó là điểm dừng, một người tự cao thì lúc nào cũng thấp kém cả. Vì vậy phải tự nỗ lực không ngừng. Phải thường xuyên viết để văn chương của mình không bị mai một đi. Văn chương cũng giống như cơ bắp mình vậy, không tập luyện thì cũng sẽ bị teo đấy. Phải thường xuyên học hỏi và trao đổi để ngày càng tiến bộ. Nếu ta viết hay mà dừng lại ở đó, thì những người khác họ không ngừng trao dồi, họ ngày càng hay hơn thì tự nhiên ta sẽ trở thành kẻ sau cùng mà thôi.
Chung quy lại là bạn phải đọc thật nhiều và có chọn lọc. Rồi áp dụng vào nó để viết thì dần dần cách viết của bạn sẽ có tiến bộ lên thôi. Có thể trong nay mai hoặc thậm chí là vài năm thùy thuộc vào mỗi người. Vì vậy cũng đừng có buồn nếu bạn vẫn chưa viết hay lên được. Văn chương sẽ rất quan trọng trong cuộc sống, không chỉ viết mà còn trong giao tiếp nữa. Một người nói chuyện hay và có duyên sẽ có lợi thế hơn những người khác rất nhiều. Vậy nên phải luôn trao dồi nó giống như trao dồi kinh nghiệp công việc và cuộc sống vậy. Nhưng mà bạn đã đọc đến những dòng này thì tất nhiên bạn đã ý thức về điều này rồi. Mình mãi đến năm hai đại học mới bắt đầu viết thứ này thứ kia, mình đâu có học gì về văn đâu, nhưng cũng phải đọc và viết thường xuyên đấy thôi. Cái gì có lợi thì không bao giờ là thừ thải cả.
Nhớ lúc còn đi học, đến giờ văn là buồn ngủ, nhưng sau này mình lại rất có hứng thú với viết blog về văn thơ, tản mạn… Mặc dù lời văn dở nhưng vẫn thích viết lắm…
Khi được tự do viết thứ mà mình muốn thì sẽ cảm thấy thoải mái hơn, chứ hồi đi học thì… :3