Xã hội Nhật Bản thu nhỏ qua truyện tranh Doraemon
Doraemon có lẽ là bộ truyện tranh mà không một bạn trẻ Việt Nam nào không biết đến. Những câu chuyện bình dị và đôi khi hài hước xoay quanh cậu bé Nobita và chú mèo máy không có vành tai Doraemon đến từ tương lai đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với những bạn trẻ thuộc thế hệ 8x, 9x và cả những em nhỏ hiện nay. Đến giờ, Doraemon có lẽ là series truyện tranh/hoạt hình ăn khách nhất Việt Nam và mèo máy Doraemon là nhân vật truyện tranh được yêu thích nhất ở Việt Nam, vượt qua cả Conan, One Piece,… dù chúng cũng ăn khách không thua không kém.
Không chỉ là những câu chuyện bình dị đời thường của cậu học sinh Nobita và những bài học được gửi gắm đến các em nhỏ qua những câu truyện ấy, tác giả của Doraemon còn rất khéo léo xây dựng nên một tuyến nhân vật đầy đủ và trọn vẹn nhất để tạo nên hình ảnh của một xã hội Nhật Bản thu nhỏ qua những trang giấy thú vị và hài hước trong truyện. Sự đa dạng thành phần trong lớp học của Nobita không chỉ là sự đa dạng của các loại học sinh trong một môi trường giáo dục thường thấy, mà nó còn là sự đa dạng của các tầng lớp xã hội trong xã hội Nhật Bản đương thời đã được tác giả vô tình hoặc hữu ý gửi gắm vào đó. Hãy cùng điểm qua những tầng lớp xã hội trong bộ truyện tranh huyền thoại này nhé. Bài viết được tổng hợp từ một bài viết đang được chia sẻ rộng rãi trên internet mấy ngày gần đây.
Trước khi đi vào nội dung chính, cần có một nội dung phụ mà bạn đọc cần được biết trước khi đọc tiếp bài viết này. Mặc dù đã có tuổi đời 50 năm tuổi kể từ số truyện tranh đầu tiên được phát hành vào năm 1969 nhưng cho đến nay Doramon vẫn chưa thật sự kết thúc với hàng loạt phiên bản truyện tranh và phim hoạt hình đã kéo dài đến vài nghìn tập. Tuy nhiên, những khán giả trung thành của bộ truyện này đã tự nghĩ ra những kết cục đẹp cho những nhân vật mà mình yêu thích. Trong số những cái kết do đọc giả tự sáng tạo ra, cái kết về việc Nobita trở thành tiến sĩ về robot là cái kết được nhiều người ủng hộ nhất.
Theo cái kết này, bỗng một ngày nọ Doraemon hết pin. Doraemon là loại mèo máy đời cũ, loại này có một bộ nhớ dự trữ được đặt ở tai. Khi thay pin, toàn bộ ký ức của mèo máy sẽ mất sạch, vì vậy cần phải được sao lưu ở bộ nhớ dự trữ đặt ở tai, sau đó mới chép lại vào bộ nhớ chính. Vì Doraemon đã bị mất tai nên nếu thay pin vào lúc này thì toàn bô ký ức của Doraemon sẽ mất sạch, Doraemon sẽ trở về trạng thái như khi mới xuất xưởng. Đội cảnh sát thời gian cũng đã cấm việc du hành đến thời đại Nobita đang sống nên Nobita không thể đưa Doraemon đến tương lai và Dorami cũng không thể đến quá khứ để giúp cho Doraemon. Sau sự kiện này, Nobita quyết tâm học hành chăm chỉ để có thể sửa lại Doraemon.
Thời gian trôi qua, cậu bé Nobita ngày nào đã trở thành tiến sĩ Nobi Nobita, người giỏi nhất trong ngành chế tạo robot. Dù đã cưới Xuka và có được mọi thứ, nhưng hy vọng cứu người bạn cũ vẫn chưa bao giờ phai nhạt. Rồi một ngày nọ, Nobita đã chế tạo thành công đôi tai cho Doraemon và đưa Doraemon trở lại bình thường. Còn có giả thuyết theo cái kết này cho rằng Nobita chính là người đã khai sinh ra nền công nghiệp robot và những chú mèo như Doraemon chính là do Nobita nghiên cứu mà ra, đây là một loại nghịch lý thời gian (nghịch lý Bootstrap). Sở dĩ cái kết này được nhắc lại vì tác giả của bài viết gốc có nhắc đến nhiều chi tiết ở tương lai theo cái kết này.
Cả năm nhân vật Nobita, Chaien, Xeko, Xuka, Dekhi đều là dân phố cổ Tokyo, góc thủ đô thanh lịch một thời. Sở dĩ bối cảnh của các nhân vật chính là phố cổ vì tập truyện đầu tiên được sáng tác vào năm 1969, một thời điểm vẫn chưa có nhiều tòa nhà trọc trời và những ga điện ngầm hiện đại như bây giờ. Cộng thêm một phần nữa là vì bối cảnh này phù hợp cho những đứa trẻ chơi đùa cùng nhau hơn là một khu phố hiện đại với các ngôi nhà san sát nhau hay các khu chung cư đóng kín cửa và bên dưới là dòng xe ô tô tấp nập. Đây cũng là một kiểu thành thị điển hình của xã hội Nhật Bản.
Từ nhà Nobita có thể nhìn ra tháp Tokyo, có thể nói đây là khu phố cổ Asakusa, một nơi vẫn giữ nguyên các kiến trúc của thập niên 50 – 60, giống như việc bối cảnh của truyện vẫn không thay đổi gì dù đã 50 năm trôi qua. Tác giả còn ví đây như là quận Hoàn Kiếm và quận Hai Bà Trưng ở Hà Nội. Trường học mà các nhân vật chính đang học giống như trường tiểu học Asakusa (Asakusa Elementary School), một trường tiểu học lớn và có thể coi như là trường điểm kiểu như trường Chu Văn An ở Hà Nội. Có tập cả nhóm cùng quay về thời nguyên thủy thì tổ tiên của họ đã có mặt ở Tokyo rồi, chứng tỏ họ là người gốc Tokyo cực kỳ lâu đời. Có thể nói vui rằng họ là những trai phố gái phố thứ thiệt. Đám trẻ này khác với đám trẻ trong Conan, vốn là dân Tokyo-2, không phải dân Tokyo gốc.
Gia đình Chaien
Gia đình nhà Chaien mới là gia đình nghèo nhất trong các nhân vật trong truyện. Căn nhà mà họ đang ở là nhà vách gỗ lợp, giống như nhà gỗ Việt Nam thời bây giờ vậy. Mẹ Chaien bán rau, ngôi nhà của họ cũng chính là cừa hàng của mẹ Chaien, mà có lẽ bà cũng là trụ cột chính trong gia đình, bố làm thuê ở đâu thì không được nhắc đến cụ thể hoặc cũng có thể do mẹ Chaien chửa hoang. Nhiều tập Chaien phải ở nhà trông chừng cửa hàng mà không được sang nhà bạn bè chơi.
Chaien thậm chí toàn phải đi cướp đồ chơi của bạn, mới bé tí đã bị mẹ bắt bán hàng trong khi Nobita thì cả ngày chỉ ở nhà ngủ. Có tập cả bọn chơi trò sửa nhà, sửa đến nhà Chaien thì chịu vì nhà quá cũ, lại xây kiểu cũ, đúng kiểu nhà phố cổ, dỡ ra thì hỏng hết. Căn nhà này đắt do đất mặt tiền thuận tiện cho buôn bán chứ bản thân căn nhà thì quá cũ không có giá trị, trừ khi bán đi mua chung cư nhưng họ không bán vì còn phải buôn bán, hoạt động buôn bán của mẹ Chaien là nguồn thu nhập chính trong gia đình.
Nhà Chaien đại diện cho tầng lớp tiểu thương phố cổ. Vì là dân buôn bán nên mẹ Chaien rất hung dữ, Chaien thường xuyên bị mẹ tát giữa đường giữa chợ, không giữ ý cho con cái gì hết. Có lẽ do buôn bán nên mẹ của Chaien không có thời gian giáo dục con cái, cộng thêm việc tiếp xúc và sống chung với môi trường chợ búa nên Chaien cũng thô lỗ, chuyên bắt nạt bạn bè. Chaien đại diện cho lũ trẻ chợ búa, không được dạy dỗ đến nơi đến chốn đâm ra thành côn đồ dù còn rất trẻ.
Gia đình nhà Nobita
Gia đình nhà Nobita không nghèo nhưng cũng không khá giả, thuộc tầng lớp trung lưu đủ làm đủ ăn. Cha của Nobita là dân văn phòng làm công ăn lương, tuy không dư giả gì nhiều nhưng cũng không đến mức thiếu thốn. Vì gia đình Nobita là dân Tokyo gốc nên nhà của Nobita cũng là nhà mặt tiền trung tâm phố cổ, nhà hai tầng, có “view” đẹp nhìn ra trung tâm thành phố, có hẳn sân vườn rộng rãi. Theo tác giả bài viết thì căn nhà này có giá có khi đến 600 tỷ (theo một bài viết khác thì ngôi nhà này có giá khoảng 616 nghìn USD, tương đương 14 tỷ).
Nhà của Nobita cũng có đầy đủ các tiện nghi như tủ lạnh, máy giặt, tivi, bồn tắm,… Nobita còn có hẳn phòng riêng, có tủ quần áo, kệ sách to tướng (dù chẳng bao giờ đọc). Ông Nobi còn thỉnh thoảng đi chơi golf, bà Nobi thi thoảng còn đi shopping, đeo nữ trang đầy người. Nói chung gia đình Nobita đại diện cho tầng lớp công chức làm công ăn lương, đủ sống như không mấy dư giả. Vì gia đình gốc Tokyo từ rất lâu nên có đầy đủ nhà cửa đất đai đã có từ lâu, căn nhà này có khi do ông của Nobita xây cũng nên.
Gia đình nhà Xuka
Gia đình nhà Xuka thuộc tầng lớp khá giả, cũng mặt tiền phố cổ, vườn tược đàng hoàng. Nhà Xuka xây theo kiểu kiến trúc hiện đại, toàn là bê tông, cửa lớn, không bằng gỗ như nhà Chaien và Nobita. Gia đình nhà Xuka đại diện co tầng lớp hiện đại, kịp thay đổi theo thời thế, biết tiếp thu những cái mới nên không bị tụt hậu so với nhân loại. Xuka còn được mua hẳn cho piano, violin để học âm nhạc, chứng tỏ nhà có nhiều tiền và gia đình cũng sống theo lối sống của những người vừa giàu có về tiền bạc lại giàu có về trí thức, thêm phần đam mê âm nhạc.
Xuka giống kiểu một số nhân vật trong vài bộ phim truyền hình của châu Á, gia đình quyền quý, thường được bố mẹ định hướng cho học một loại nhạc cụ gì đó nhưng cũng không phải là tầng lớp cao cấp của xã hội, chỉ hơn tầng lớp trung lưu một chút xíu. Cho nên Xuka dù được định hướng như vậy nhưng vấn chơi với đám trẻ “hạ lưu” trong phố, cô cũng không nổi trội mọi thứ nhưng cái gì cũng khá, đủ để kiếm một tấm chồng ngon lành.
Gia đình nhà Xeko
Gia đình nhà Xeko thuộc tầng lớp đại gia , giới siêu giàu, nằm ở vị trí cuối cùng của mắc xích xã hội. Tác giả bài viết ví gia đình Xeko kiểu như Cường Đô La. Giữa phố cổ Tokyo là đất vàng đất bạc mà nhà Xeko xây nguyên một biệt phủ to tướng. Nhà có đầy đủ siêu xe, du thuyền, biệt thự liền kề ở khắp nơi, thường xuyên cho con cái đi du lịch, check in sang chảnh.
Nhưng điều đáng nói là nhà Xeko không phải loại bần nông nổi lên giàu có như Công tử Bạc Liêu, mà gia đình Xeko đã có gốc gác quý tộc từ rất lâu đời. Lúc quay về thời nguyên thủy đã thấy nhà Xeko giàu hơn đám bạn, tới thời Edo lại là phú hào giàu có và quyền lực. Bởi thế nên họ giáo dục con cái rất tốt, Xeko có đầy đủ phẩm chất của giới quý tộc từ cách sống cho đến ăn nói, xứng đáng thuộc tầng lớp tinh hoa của xã hội. Nhưng có lẽ vì gia đình mãi lo làm giàu nên cũng không quan tâm nhiều đến đời sống của con cái, Xeko vẫn thường chơi với đám Nobita và chơi thân nhất với Chaien.
Có mấy tập Xeko khoe anh họ, ông nào cũng giỏi, tự thiết kế đồ họa, công trình, lắp ráp robot, cơ khí,… Bản thân Xeko cũng có nhiều thú vui theo kiểu quý tộc như sưu tập côn trùng, cây cỏ, cổ vật,… Vì là gia đình quý tộc lâu đời nên nhà Xeko cũng có rất nhiều mối quan hệ và cũng có kha khá quyền lực, vì thế mà Xeko luôn luôn có những món đồ chơi thuộc loại “limited” và luôn được đọc các ấn phẩm trước cả khi được xuất bản. Xeko cũng vẽ đẹp, mê thiết kế thời trang, nghệ thuật lắm chứ, nói chung Xeko là một người quý tộc hoàn toàn, chỉ trừ việc chơi chung với bọn Nobita. Đây là dòng họ tinh hoa của xã hội, nằm ở trên cùng của xã hội, có tất cả mọi thứ, như kiểu Chaebol bên Hàn Quốc.
Tuy thế nhưng Xeko vẫn không phải kiểu chảnh chọe mình là quý tộc. Xeko vẫn chơi với đám Nobita, dù thường xuyên “nổ” nhưng Xeko nổ theo kiểu trẻ con khoe khoang chứ không phải kiểu tỏ ra ta đây giàu có và khinh thường người khác. Xeko cũng chơi rất đẹp với bạn bè, nhà giàu nhưng không ki bo, có gì cũng chia cho các bạn, còn bao bạn bè đi du lịch chanh sả các kiểu. Kiểu này dù không đẹp trai nhưng vẫn có gái đeo theo, bảo sao rủ Xuka đi chơi là Xuka không bao giờ từ chối.
Gia đình nhà Dekhi
Nhà Dekhi ít khi được nhắc đến nhưng phải nói là khủng nhất trong bọn. Nhà Dekhi giàu không kém gì Xeko vì có tập Nobita đi lạc trong nhà Dekhi do có quá nhiều phòng. Nhưng cái giàu của Dekhi khác với Xeko. Xeko là giàu theo kiểu đại gia còn Dekhi là trâm anh thế phiệt, con quan chức, chính khách, không chỉ có tiền mà còn có rất nhiều quyền lực trong tay. Khác với gia đình Xeko mải lo làm ăn mà ít quan tâm tới con cái, bố mẹ Dekhi giáo dục con cái cực kỳ nghiêm khắc, hạn chế cho chơi với đám trẻ con như Nobita, Chaien. Ở khu phố ấy nếu mà có trường học kiểu như trường quốc tế dành cho giới nhà giàu thì Dekhi cũng sẽ học ở đó chứ chẳng còn học chung với đám Nobita nữa. Không bao giờ thấy Dekhi xuất hiện ở sân bóng chày vì thời gian đó dành để học hành, tiếp xúc với giới thượng lưu, khác với Xeko muốn làm gì thì làm.
Vì bản thân gia đình nhà Dekhi là gia đình kiểu quý tộc + trí thức cao nên Dekhi thừa hưởng tất cả những tinh hoa ấy. Sự thượng lưu của Dekhi cao tới mức chỉ cần đứng gần thôi đã cảm thấy khó thở rồi, đó là lý do vì sao Chaien sẵn sàng táng sấp mặt Xeko nhưng thấy Dekhi là cứ phải dè chừng. Dekhi là một con người hoàn hảo về mọi mặt, học giỏi nhất, cái gì cũng biết. Vì thế nên sau này Dekhi làm tới tổng thống cơ mà, vì được giáo dục theo con đường quan lộ từ bé. Nhà này cực kỳ bí ẩn, không bao giờ thấy lộ diện bố mẹ. Tác giả còn nói thêm nếu Dekhi mà chơi chung với đám Nobita thì “End Game” mất, không ai cân được.
Các mối quan hệ
Xuka thuộc tầng lớp ở giữa, kiểu như một tiểu thư quan huyện hoặc một thương gia mới nổi, cố gắng cho con gái mình trở thành một người quý tộc. Những đứa như Nobita và Chaien thì không có cửa với tiểu thư. Còn những thằng nhà giàu như Xeko thì theo đuổi nườm nượp. Nhưng đối với giới thượng đẳng trong những kẻ thượng đẳng như gia đình nhà Dekhi thì Xuka lại không có cửa. Tuy nhiên nếu cố gắng thì vấn có thể được lòng trong tầng lớp như gia đình Dekhi và vẫn có thể lấy được một tấm chồng ở đỉnh cao của xã hội ấy. Xuka còn giống như kiểu mấy cô hoa hậu người mẫu nổi tiếng, vừa xinh đẹp nhưng không quá tài giỏi, thứ gì cũng khá, nhưng cũng không xuất thân từ giới quý tộc lâu đời, nhưng vẫn có thể lấy được hoàng tử giống như đám cưới của hoàng tử nước Anh.
Có lẽ vì không thấy hợp với Dekhi nên Xuka vẫn chơi chung với đám bạn bình dân và sau này chọn Nobia làm chồng. Dù sao thì Nobita sau này cũng trở thành một kỹ sư hàng đầu về máy móc, lại là người dẫn đầu trong ngành chê tạo robot, không hề tầm thường.
Theo lời tác giả thì có khi Dekhi là bê đê, bóng kín không thích gái nên Xuka không cưới được, hoặc do Xuka từ bé đã đam mê phiêu lưu, không giống như kiểu tiểu thư quyền quý thuần túy nên nhà Dekhi không cho cưới. Lại có thuyết âm mưu cho rằng Dekhi gay, tổng công, thích Nobita. Nhiều khi chơi chung với Xuka toàn hỏi về Nobita, sinh nhật Nobita còn nhớ để làm bánh. Hóa ra mượn bánh bèo Xuka để tiếp cận em ngu thụ Nobita.
Hay nhưng chỉ hợp vs trẻ con, 7 viên ngọc rồng ng lớn vẫn mê ;))