Thời đại nhạc jazz

F. Scott Fitzgerald gọi cái thời đại ấy là thời đại nhạc jazz. Đó là khoảng thời gian đầy lố lăng, ồn ào, lố bịch và ảo tưởng. Là một thời đại mà con người trở nên lạc lõng, tha hóa, đánh mất đi những giá trị cốt lõi của con người. Đó là thời đại mà nước Mỹ trở nên giàu có nhờ vào chiến tranh, F. Scott Fitzgerald gọi đó là thời đại nhạc jazz. Nhưng không chỉ nước Mỹ, không chỉ có trong thập niên 30 của thế kỷ 20. Thời đại nhạc jazz đã đang hiện hữu ngay tại đây, ngay chính những con người sống mà như đang tồn tại này.

Một xã hội mà con người ta bị suy thoái dần các giá trị đạo đức. Các giá trị nhân văn cũng không còn được coi trọng. Trong khi có hàng tá người đang miệt mài tạo ra các giá trị cho xã hội thì không ai thèm quan tâm đến, họ lại quan tâm đến những thứ lố lăng, phản cảm. Người cống hiến những giá trị để đời lại không được đón nhận bằng những phát ngôn gây tranh cãi, những hình ảnh khoe ngực, khoe mông.

Ngay cả những con người học rộng hiểu cao nhưng lại có đạo đức không bằng một kẻ bán vé số ngoài đường. Có thể có những trường hợp không phải như vậy, nhưng bây giờ số đông đã là như vậy rồi. Tôi đã từng được cô tạp vụ kể lại về một chuyện nhỏ của cô ấy. Đó là hôm cô ấy đang bận tối mặt tối mũi để dọn dẹp phòng học, lúc này cũng đến giờ học rồi nên sinh viên đợi bên ngoài rất nhiều. Ấy thế mà bà giảng viên lại không kiên nhẫn được một chút nào, lại buôn lời mắng nhiết cô ấy. Người có học cao hiểu rộng mà đạo đức lại như vậy sao?

Còn những người nghệ sỹ chân chính, những con người đang miệt mài cống hiến cho nghệ thuật thì lại không được ai để ý tới. Cả thiên hạ chỉ chú ý tới những chương trình truyền hình lố lăng, nhảm nhí. Thật buồn khi thấy những chương trình về giáo dục đều hầu như hoàn toàn mất hút trên truyền hình, có chăng cũng chỉ còn sót lại Đường lên đỉnh Olympia. Giới trẻ chỉ suốt ngày xem những tiết mục nhảm nhí, dơ bẩn một cách khốn nạn.

Từ già trẻ, gái trai suốt ngày chỉ còn chú ý đến những vở diễn nhảm nhí, giả gái một cách dơ bẩn, những bộ phim dài hàng nửa thập kỷ mà nội dung chỉ xoay quanh chuyện ăn ở của một vài nhân vật nào đó trong phim. Còn thông tin, họ chỉ quan tâm đến việc anh nghệ sỹ nào vừa mới chia tay với cô người mẫu nào, hay những đoạn phim đánh ghen được phát tán trên mạng. Giới trẻ suốt ngày bị tha hóa bởi cái thế giới ảo do chính mình tạo ra.

Tôi thường suy nghĩ rằng: nếu lỡ một ngày nào đó cả cha và mẹ chúng đều đột ngột qua đời thì chúng sẽ như thế nào? Và nhẹ hơn thì, khi bọn chúng đã 30 tuổi thì bọn chúng sẽ làm gì để mà sống khi chúng chẳng biết một chút gì, không biết làm, cũng không biết gì về thế giới bên ngoài. Cả cuộc đời chúng chỉ gói gọn lại ở việc ăn với chơi. Những con người mà đã ở cái tuổi vật trâu còn chết nhưng vẫn cứ như những đứa trẻ sơ sinh, chẳng làm nên tích sự gì.

Thời đại mà cả xã hội ngày càng trở nên đần độn, ngu dốt. Những con người được ăn được học đàng hoàng, được học ở những nơi được cho là tiên tiến nhưng lại có một kiến thức còn tồi hơn cả một đứa trẻ. Dưới đây là một lá đơn xin nghỉ học của một sinh viên đại học y dược, thử hỏi những cô, anh bác sĩ ấy sau này ra trường, bạn có dám để cho họ khám bệnh không?

Phía sau sự ngây ngô đáng yêu của lá đơn trên là một sự dốt nát đến đau lòng. Tôi không hiểu sao sinh viên này có thể đậu vào trường y dược cho được

 

Liệu những giáo viên tương lại này sẽ dạy dỗ con em chúng ta ra sao? Những bác sĩ tương lai này sẽ chữa bệnh cho chúng ta ra sao? Hay những kỹ sư tương lai này sẽ xây cho chúng ta ngôi nhà liệu có an toàn?

Con người ta đang dần trở nên lạc lối, sống một cuộc sống ngày càng đi xuống. Cả một phần đông thế hệ trẻ bây giờ không hề kiếm được một đồng tiền nào, thậm chí có rất nhiều cặp vợ chồng chỉ biết ăn bám cha mẹ chứ không hề biết làm việc. Nếu bạn nói rằng gia đình người ta giàu người ta có quyền thì tôi xin phép được im lặng, nếu gia đình họ giàu đến nỗi ăn ba đời không hết thì không sao cả.

Người ta quên dần đi những giá trị đạo đức vô cùng đơn giản và nhỏ nhặt. Điển hình dễ thấy nhất là chuyện xếp hàng chờ đợi, hay việc đợi ai đó hoàn thành việc đang dang dở để đến lượt mình. Còn chuyện vệ sinh môi trường thì khỏi phải nói. Người ta thường đổ lỗi cho thứ này thứ kia, như thật sự mọi vấn đề đều nằm ở ý thức của con người mà ra.

Còn về lý tưởng sống, nếu không phải là một con cừu nằm ở dưới miệng giếng thì cũng chỉ là một kẻ ảo tưởng sức mạnh. Người ta than phiền tại sao mỗi năm có hàng triệu sinh viên tốt nghiệp đại học, có hàng nghìn tiến sĩ, thạc sĩ mà lại thất nghiệp. Câu trả lời đơn giản thôi, hãy nhìn vào cái cách mà họ học, cái cách mà họ nghiên cứu bạn sẽ hiểu. Lý tưởng sống ở đây không phải là thấm nhuần tư tưởng cử người này người nọ, không phải là trung thành với ai kia. Mà lý tưởng sống ở đây là sống một cách có mục đích, làm những việc có ích cho xã hội, hay nhỏ hơn thì có thể nuôi sống cho chính bản thân. Không tiếp thu quá nhiều những thứ lỗ lăng nhảm nhí làm suy đồi đầu óc.

Nói chung, khó có thể dùng ngôn từ nào để diễn tả hết được suy nghĩ của tôi lúc này, cho nên xin mạn phép được kết thúc bài từ đây. Thời đại bây giờ, tôi không mong điều tốt đẹp gì sẽ đến, bởi đơn giản, nó chẳng hề tồn tại.

2 Responses

  1. Cái ảnh đầu trông quen2, thấy ở đâu dồi mà ko nhớ. Hình như trog phim

    Có trag ngochieu.com hay phết :d

    1. Cái ảnh quảng cáo ông bác sỹ gì đó trong Gatsby vĩ đại ấy.
      Blog cũng thú vị ấy nhỉ, để nào rảnh em vào đọc. Theme nhìn đơn giản mà đẹp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang