Sự lụi tàn của gia tộc công tử Bạc Liêu

Nhắc đến công tử Bạc Liêu, không ai không biết đến những thú ăn chơi trác tán của ông qua rất nhiều giai thoại. Sự thật về những giai thoại ấy thì đến nay vẫn chưa có lời khẳng định rõ ràng, nhưng cho dù là có thật hay được thiên hạ thiêu dệt thêm thì những giai thoại ấy cũng trở nên bất hủ, và cái tên Công Tử Bạc Liêu đã nghiễm niên thuộc về Trần Trinh Huy dù trước đó cụm từ này được dành để chỉ các vị công tử ăn chơi ở miền Tây thời kỳ Pháp thuộc. Nói đến những câu truyện, những giai thoại ấy thì có nhiều vô số kể, ai cũng có thể đọc được, nghe được trên sách báo, internet. Nhưng cho đến giờ, cái tên Công Tử Bạc Liêu chỉ còn là một hoài niệm, gia đình của ông đã phá sản dần dần cho đến bây giờ, họ đều trở thành những con người nghèo đói bình thường trong xã hội và họ cũng không muốn ai biết đến về thân thế của mình nữa. Hôm nay tôi sẽ nói về một vấn đề khác ít được mọi người biết đến, đó là sự giàu có và lụi tàn của gia tộc ông. Thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau và chưa có một công bố chính thức nào nên chỉ mang tính chất tham khảo, hy vọng bạn đọc biết thêm một câu truyện nữa về ông.

Sự giàu có của gia tộc bắt đầu từ đời cha ông, ông Trần Trinh Trạch, từ đây xin được phép gọi bằng tên ông cho dễ đọc dễ viết. Ông Trần Trinh Trạch sinh năm 1872 ở Vĩnh Lợi, Bạc Liêu (bao gồm cả Cà Mau sau này). Ông là một người bình thường, không giàu có, không thân thế. May mắn, ông Trạch được làm người ăn kẻ ở cho một gia đình đại điền chủ nhập quốc tịch Pháp, được cho học tiếng Pháp. Nhờ vậy mà ông được cho làm thư ký tòa bố Bạc Liêu (hành chánh tỉnh), phụ trách bắt rượu lậu, sau đó được giao lập bộ cấp bằng khoán, tức giấy chủ quyền đất.

Vốn là một người bình thường, ông Trạch may mắn được đi học và được làm trong ngành hành chính. Thời đó không phải ai cũng được làm công việc này, có thể nói ông là một người rất may mắn khi từ một kẻ chân đất trở thành người ngồi văn phòng hàng nghìn người dân đen phải kính nể. Sự nghiệp của ông cũng bắt đầu thăng tiến từ đây.

Ông đã kiếm được một mớ tiền không hề nhỏ từ việc bắt rượu lậu. Nhờ hối lộ ông, các chủ buôn bán rượu lậu mới không bị bắt hoặc bị phạt nặng. Còn công việc làm bằng khoán đất, ông cũng kiếm được một mớ không hề ít từ các địa chủ muốn nhờ ông để cướp đất từ tay các nông dân đã đi khai hoang miền nam bằng việc cấp bằng khoán đất cho họ dù rằng thực tế, những người nông dân kia mới là những người đã bỏ mồ hôi nước mắt đi khai hoang mà có. Cũng nhờ đó mà ông cũng tích lũy được rất nhiều đất đai sau này.

Vốn xuất thân từ nghèo khó nên ông Trạch đã có sẵn tính cần kiệm, và kỹ lưỡng, ông dần tích lũy được khối tài sản khổng lồ rồi trở thành điền chủ, rồi dần trở thành đại điền chủ lớn nhất nước. Tại thời điểm đó, ông tích lũy được 74 sở điền khắp lục tỉnh nam kỳ với 110.000 ha đất trồng lúa và hơn 100.000 ha ruộng muối, có cả ruộng muối ở miền Trung. Điền chủ giàu thứ nhì thời đó là Vưu Tung với 75.000ha, thứ ba là Châu Oai với 40.000ha.

Không chỉ trồng lúa, ông còn kinh doanh lúa gạo bằng cách xây các nhà máy chà gạo (nhà máy xay xát) ở khắp lục tỉnh. Ngoài ra, ông còn xây các dãy phố lầu ở thị xã Bạc Liêu và ở Sài Gòn để cho thuê. Ông còn là người đồng sáng lập ngân hàng Việt Nam năm 1927, ngân hàng đầu tiên của người Việt.

Trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1930, ông đã quyên góp cho chính phủ Pháp một lượng vàng lớn đến mức phải trao cho ông huân chương Ngũ đẳng bội tinh. và một thanh kiếm quốc bảo.

Ông Trạch có 7 người con, 4 gái, 3 trai, trong đó, Trần Trinh Quy (3 Huy) là người được ông ưng ý nhất, được ông chọn để nối nghiệp gia ông, chỉ có duy nhất 3 Huy được ông cho sang Pháp ăn học. Tuy nhiên, như mọi người đã biết, Ba Huy sang Pháp không học hành mà chỉ lo ăn chơi trát tán. Những giai thoại về thú ăn chơi của ông không cần nhắc đến làm gì vì mọi người có thể dễ dàng tìm chúng ở nhiều nơi.

Khi về nước, ông được cha giao trông coi điền sản. Ông thuê một người Pháp tên là Henry làm công việc ấy thay ông. Henry được chia 10% lợi tức thu được hàng năm, chính vì được trả công quá hậu hĩnh mà Henry đã phục vụ cho gia đình hàng chục năm, mãi đến sự kiện 30/4 ông mới về nước. Nếu không có người Pháp này, gia sản của gia đình đã hết sạch từ lâu chứ không cần đợi đến 30/4.

Sau khi ông Trạch mất 5 năm, năm 1947, Ba Huy dời lên Sài Gòn sống và cưới thêm người vợ nữa. Ông vẫn tiếp tục thú ăn chơi của mình cho đến khi ông mất vào năm 1974. Nhờ có người đã quản lý công việc, gia sản đã không lụi tàn nhanh chóng, tuy nhiên nó cũng lụi tàn dần dần. Đến những năm cuối đời, tài sản của gia đình không còn bao nhiêu. Cho đến khi ông qua đời thì gia đình đã phải bán những tài sản cuối cùng rồi chia nhau mỗi người một nơi. Sau sự kiện 1975 thì coi như bị xóa sổ.

Có nguồn tin nói rằng căn nhà tại Bạc Liêu đã bị Việt Nam Cộng Hòa tịch thu từ trước khi quân cộng sản chiến thắng, nhưng dường như điều này không đúng. Sau khi Ba Huy mất, một năm sau lại là sự kiện 1975, một sự kiện gây nhiều mất mác nhất đối với người dân miền nam, cùng với việc Henry phải bỏ chạy về nước, tài sản cùng gia tộc ông chính thức bị xóa sổ.

Con cháu ông mỗi người một nơi, có người ra nước ngoài định cư rồi làm ăn, có người vẫn ở trong nước. Tuy nhiên, tất cả họ đều lâm vào cảnh nghèo khó, túng quẫn. Giờ đây, không ai biết nhiều về con cháu của công tử Bạc Liêu. Quá khứ vàng son cùng với những giai thoại về ông đã trở thành một nỗi mặc cảm của hiện tại dành cho con cháu ông mặc dù chỉ có ông là kẻ phá của, con cháu ông không hề có lỗi. Chẳng còn ai biết gia đình công tử Bạc Liêu ở đâu, ngay cả họ cũng không muốn mọi người biết về quá khứ giàu có của mình. Những gì còn lại chỉ vỏn vẹn là những câu truyện, những giai thoại lừng lẫy về ông.

Người ta nói “không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời:”, với gia đình ông thì chưa tới ba họ nữa đã hết giàu rồi.


Nguồn:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Trần_Trinh_Huy
http://soha.vn/xa-hoi/gia-toc-tran-trinh-cua-cong-tu-bac-lieu-va-ket-cuc-bi-thuong-20141023235412774.htm
https://doanhnhansaigon.vn/phong-su-ky-su/cong-tu-bac-lieu-khong-nhu-giai-thoai-1041899.html

Hôm rồi có ghé nhà công tử bạc liêu, nhưng đơn vị làm du lịch ở đây quá tệ nên cuối cùng không xem được gì. Ngay cả ly nước cũng không có miếng lót ly. Khuyến nghị anh em nào muốn có ý định đến xem nhà công từ bạc liêu với xem trạm điện gió thì dẹp lại ý định đi nhé. Không xem được bất kỳ thứ gì đâu, chỉ mang bực bội về mà thôi.

4 Responses

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang