Đừng bỏ học theo các tỷ phú
Có một phần không hề nhỏ các tỷ phú trên thế giới đều dở dang chuyện học hành. Những người đó có thể không được học đại học hay là phải bỏ dỡ việc học giữa chừng. Và rồi họ lại thành công và trở thành những con người giàu có tiếng ở hành tinh. Đa số các tỷ phú mà ta thường thấy báo chí, truyền thông họ ca ngợi đều đến từ làng công nghệ. Điều này lại làm nhen nhóm trong đầu rất nhiều bạn trẻ rằng chuyện học hành chẳng ra gì cả, họ bỏ học mà vẫn thành tỷ phú đấy thôi. Hay là để thời gian bốn năm học đại học đó thì ta có thể gây dựng được kha khá rồi. Những quan điểm đó không hề sai, nhưng nó cũng chưa chắc đúng. Sau đây hãy cùng tôi điểm qua một vài thứ để xem tại sao chúng ta không nên bỏ học giống họ nhé.
Họ bỏ học vì họ không có điều kiện được đi học đến nơi đến chốn
Một phần trong số những tỷ phú bỏ học ấy vì thuở hàn vi họ không có điều kiện để học hành. Họ nghèo đến nỗi bữa ăn mỗi ngày là một vấn đề quan trọng đối với họ. Nhưng với một cái đầu hơn hẳn mọi người, và bằng nghị lực của mình, họ từ từ vươn lên trở thành một doanh nhân thành đạt, một con người giàu có. Nhưng bạn thì không phải họ, bạn chưa chắc sẽ có một cái đầu thông minh giống họ (nếu bạn thông minh bằng hoặc hơn họ thì bạn không cần đọc tiếp nữa vì từ đây trở về sau đều sai hết), bạn cũng chưa chắc có một nghị lực mạnh mẽ bằng họ. Vì vậy nếu bạn cũng bắt chước nghỉ học như họ thì chỉ có đường đi phụ hồ mà thôi. Và nên nhớ rằng, họ phải bỏ học vì họ không đủ tiền bạc để đi học, nếu họ được học hành đến nơi đến chốn, có lẽ họ sẽ lợi hại hơn gấp chục lần bây giờ rồi.
Còn bạn, nếu bạn có điều kiện đầy đủ hay là chỉ vừa đủ để theo đuổi con đường học hành, thì hà cớ gì phải bỏ học. Với một cái đầu rỗng tuếch và không hề biết một thứ gì ngoài đời thì làm được cái gì. Đồng ý rằng chương trình giáo dục ở nước mình nó tào lao và vô bổ khỏi phải bàn cãi, nhưng dù sao thì được học cũng tốt hơn là không được học một cái gì. Học hành không dạy bạn thực tế, nhưng nó sẽ giúp bạn hiểu rõ nguồn gốc của vấn đề, hiểu tại sao phải là như vậy mà không phải như kia. Nó không dạy bạn cách ráp một chiếc xe đạp, nhưng nó sẽ cho bạn biết tại sao lại phải ráp như vậy, tại sao không thể bỏ đi bộ phận nào đấy.
Họ bỏ học vì họ phải làm một điều gì đó lớn lao hơn
Một phần khác trong số những tỷ phú đó là đang học đại học và bỏ học giữa chừng để làm một dự án nào đó, họ không còn đủ thời gian cho chuyện học hành và rồi bỏ luôn việc học vì họ đã thành công mất rồi. Nhưng bạn có biết rằng họ vẫn học hằng ngày đấy không? Họ không đến lớp, không có giáo viên nhưng họ vẫn đang học hỏi hàng ngày từ sách vở, từ những con người mà họ gặp. Những con người thành đạt đều đọc rất nhiều sách, họ đang học từ những thứ đó đó. Nếu không tin, bạn hãy thử nói chuyện với một ông giám đốc của một công ty tư nhân nào đó để xem họ nói chuyện hay đến cỡ nào và hiểu biết đến cỡ nào (lưu ý rằng công ty tư nhân chứ không phải công ty nhà nước nhé).
Còn bạn, bạn đang có dự án nào lớn đến nỗi không thể dành thời gian cho việc học nữa? Nếu thật sự bạn có một dự án nào lớn đến như thế, bạn cũng không cần phải nghĩ tới chuyện bỏ học đâu, vì lúc đó nó sẽ tự ép bạn phải bỏ học thôi, không cần phải dự định rằng “à, mình phải bỏ học để theo đuổi nó”. Nhưng nói thật, ở nước mình mà bỏ học để theo đuổi theo cái kiểu đó thì tỷ lệ thành công nó cao như là tỷ lệ trúng số độc đắc vậy.
Bạn đã đọc bao nhiêu quyển sách rồi? Bạn đọc bao nhiêu quyển sách về kinh tế, về đối nhân xử thế, về văn học, về lĩnh vực mà bạn đang theo đuổi rồi? Có thể bạn sẽ hỏi rằng tại sao tôi phải đọc nhiều loại sách như thế, tại sao lại phải đọc mấy quyển sách không dính đâu vào đâu như vậy. Tôi cũng xin trả lời với bạn như sau. Không ai làm thuê làm mướn mà giàu lên được, muốn giàu lên thì chỉ có kinh doanh, chỉ có kinh tế. Bạn sẽ thấy ở các tỷ phú ấy, họ kiếm tiền bằng gì? Thì họ buôn bán chứ gì nữa. Họ bán sản phẩm, bán dịch vụ, như thế không phải là kinh tế thì còn là gì nữa. Không biết cách kinh doanh, không biết buôn bán thì có tài giỏi đến mấy cũng chỉ là một người làm thuê chờ tới tháng lĩnh lương và có thể bị đuổi việc bất cứ lúc nào mà thôi. Còn sách về đối nhân xử thế. Bạn có biết ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng có rất nhiều người đang cạnh tranh với nhau không? Và cuộc đời thì không đơn giản và tốt đẹp như bạn thấy, người ta nói đồng tiền nào cũng có mùi máu, chắc bạn đã hiểu rồi. Bạn không biết cách đối nhân xử thế thì sẽ chẳng có ai chịu hợp tác với bạn, bạn cũng sẽ không thể tìm được khách hàng. Và thậm chí là bị ăn chém nữa. Còn văn học, nó có liên quan gì? Bạn đã từng nghe ai nói một câu nói nào đó nghe có vẻ rất hay nhưng lại không biết nó từ đâu mà có và không biết cách đáp trả câu nói ấy chưa? Từ văn học mà ra đấy. Nó sẽ dạy bạn cách nói chuyện hay hơn, giỏi hơn. Không ai kiếm được tiền mà không nói chuyện cả, trừ diễn viên kịch câm. Bạn hãy thử nghĩ xem một người nói chuyện hấp dẫn, có duyên, hiểu sâu biết rộng với một người ngu ngốc, nói câu nào cấu nấy chẳng đâu vào đâu thì bạn sẽ hợp tác với ai, sẽ mua hàng của ai? Còn sách về chuyên môn thì khỏi phải bàn rồi.
Nhưng hãy nhớ, có đọc sách để làm giàu thì đọc sách của nước ngoài nhé, đừng đọc sách của nước mình. Và đừng có đọc thể loại sách dạy người ta cách làm giàu. Nếu tôi là một người giàu có, tôi sẽ chằng rảnh rỗi đâu mà viết một cuốn sách chỉ lại cho người ta cách mà mình để làm giàu để rồi lại lòi ra thêm cho mình một đối thủ cả.
Họ không phải ở Việt Nam
Nói ra thì có lẽ xúc phạm và phản động. Nhưng thực sự Việt Nam mình sẽ chẳng bao giờ mà giàu lên được. Nếu bạn được sinh ra, lớn lên và học tập ở Việt Nam thì bạn sẽ chẳng thể nào thành công như mấy tỷ phú đó được. Bạn có thấy những giám đốc được trả lương hàng trăm triệu mỗi tháng ở những công ty lớn không? Không có ai trong số họ mà không đi du học ở các nước tiên tiến cả. Học ở Việt Nam đã không khá lên được rồi, huống gì bỏ học nữa thì sẽ như thế nào đây? Nếu bạn có điều kiện đầy đủ, hãy sang các nước ấy mà học và làm việc ở đó luôn. Ở các nước ấy, dù là làm việc cũng rất hiện đại, được học hỏi đủ thứ. Bởi vậy mà các tỷ phú bỏ học vì không có điều kiện ấy, họ làm việc rất cực khổ để bươn chải cho cuộc sống nhưng họ cũng được học hỏi rất nhiều từ đó, nên nó đã rèn luyện họ thành một con người như bây giờ. Còn ở Việt Nam mình à, khỏi phải bàn nhé.
Và điều quan trọng nhất là:
Bạn không phải là họ
Bạn là bạn, còn họ là họ. Bạn không có một cái đầu đủ thông minh và xảo huyệt như họ, bạn không có đủ nghị lực như họ. Bạn sẽ chẳng bao giờ bằng được họ, nên đừng có mà mơ trở thành tỷ phú khi bỏ học nhé, học hành đến nơi đến chốn còn chưa chắc nữa.
Thực trạng hiện giờ cũng thấy rồi đó. Giới trẻ thì suốt ngày cắm đầu vào mạng xã hội, sống ảo trong khi đầu ốc thì không hề có một thứ gì, kỹ năng sống cơ bản như nấu cơm, giặt đồ thậm chí còn có người chưa biết. Vậy thì làm giàu cái nỗi gì. Bạn đọc được bao nhiêu quyển sách, đọc bao nhiêu bài báo về lĩnh vực của bạn rồi? Hay chỉ đọc mấy quyển ngôn tình, xuyên không, đam mỹ với hai thằng con trai quằn quại sung sướng trong đau đớn với nhau. Những bài báo kiểu như con nghệ sỹ này bỏ thằng ca sỹ này để cặp kè với thằng diễn viên khác mặc dù nó chẳng quan hệ gì đến chén cơm gia đình bạn cả. Còn bạn, với vốn kiến thức như thế thì sau này khi cha mẹ bạn mất đi thì bạn sẽ sống như thế nào? Tới lúc đó thì đi làm thuê làm mướn, làm phụ hồ, làm cu li bốc vác, chạy xe ôm thì không ai đi vì người ta đều có xe cả rồi. Lúc đó thì không còn thời gian để mà đọc sách hay học hỏi gì nữa đâu. Cả ngày làm việc quần quật từ sáng đến tối chỉ mong đủ tiền trả tiền thuê nhà với tiền cơm cộng với tiền học hành của con cái.
Bạn không phải là họ, vì vậy đừng lấy những con người thành công ấy để mà vươn theo vì bạn có vươn tới bao nhiêu cũng không chạm được họ đâu, không khéo lại trở thành ảo tưởng sức mạnh nữa đấy. Đừng nói câu kiểu như “người ta làm được thì mình cũng làm được”, ai cũng làm được như vậy thì ai cũng giàu rồi. Đó chỉ là một câu nói để tự ngụy biện, trấn an cho mình mà thôi.
Nên nhớ rằng bạn không phải là họ. Nếu bạn có một khả năng phi thường như họ, bạn cũng không cần phải học hỏi theo họ vì tới lúc đó bạn sẽ biết mình phải làm gì.
Và còn nhiều điều khác nữa nhưng không thể nhớ ra hết cũng không tiện để nói ra lúc này. Nếu cảm thấy nội dung bổ ích thì hãy chia sẻ nó cho bạn bè để họ không còn suy nghĩ sai lầm này nữa nhé.
Nhưng cũng đừng học mà ko để làm j như ở xứ thiên đường.
Vâng. Em chỉ nói về vấn đề lấy mấy người tỷ phú ra để ảo tưởng thôi.
Còn loại người mà anh đề cập đến thì họ đúng là Thế hệ bỏ đi rồi. Có học cũng phí mà thôi :v
Mình lỡ bỏ học lâu rồi, bi h làm sao đc :((
Thôi đành lập nghiệp típ vậy 🙂
Hì. Thật ra thì bỏ học đôi khi lại tốt hơn đấy.
Ở đây mình chỉ nói về chuyện cứ ảo tưởng về khả năng của mình mà cho rằng sau khi bỏ học sẽ trở thành tỷ phú như mấy ông tỷ phú ấy mà thôi.
Chứ bỏ học có khi lại tốt hơn đấy chứ. Giờ mình chỉ ước sao hồi đó mình học hành ít lại, bỏ thời gian ra đi chơi một chút cho biết về thế giới bên ngoài. Bây giờ mới bắt đầu tìm hiểu thì có lẽ cũng khá muộn rồi. 🙁
Người ta tạm nghỉ học vì cơ duyên và niềm đam mê đưa họ đến một dự án nào đó như bán hàng mỹ phẩm hàn quốc, làm sổ tay handmade hay buôn bán gậy tự sướng, dịch vụ nhập hàng mỹ, sàn giao dịch nông sản hay nhiều cái khác. Khi họ thấy thị trường quá tiềm năng và cần đầu tư thêm thật nhiều thời gian để phát triển dự án đang trên đà thành công thì tạm gác lại việc học. Mà hầu như sau đó người ta bỏ học luôn ở trường vì nhiều lý do, nhưng lý do lớn nhất là ko có thời gian và thấy ko cấn thiết phải bỏ thêm thời gian để học và thi cử ở trường nữa