Cô hàng xóm của tôi

Đây là bản thảo trước khi mình tạo blog, hôm nay tình cờ tìm lại nên đăng lại cho mọi người cùng xem.

Đồng tước xuân thâm tỏa nhị kiều

Tôi bất chợt nhớ đến truyện Tỏa nhị kiều của nhà thơ Xuân Diệu. Tôi đã đọc được truyện này hai lần. Câu truyện được nhắc đến trong truyện ngắn Hột cơm nhà bên của chị Đường. Sao tôi thấy mình giống họ quá. Cô hàng xóm của tôi, có lẽ cũng là một hột cơm.

Tôi lại thấy cô ấy, cô hàng xóm của tôi. Cô có dáng người nhỏ nhắn, nhưng không đáng yêu. Không biết đây là lần thứ mấy tôi thấy cô ấy nữa. Tôi chỉ biết rằng tôi đã nhìn thấy cô ấy nhiều lần rồi, rất nhiều lần rồi.

Tôi không còn nhớ rõ những lần tôi nhìn thấy cô ấy nữa. Chỉ còn nhớ mơ hồ lần đầu tiên tôi nhìn thấy cô ấy. Có lẽ lần đầy tiên là cái cảm giác mà không ai có thể quên trong cuộc đời của bất kỳ ai. Lần đầu tiên kiếm ra tiền, lần đầu tiên được yêu hay lần đầu tiên thành đạt. Có lẽ người ta thường không quên được cái lần đầu tiên. Tôi cũng vậy. Tôi chỉ còn nhớ mơ hồ. Đó là kỳ thi đại học đầy căn thẳng, đối với tôi. Tôi không giống như các bạn khác. Tôi không ôn thi dài hạn như họ vì nhiều lý do. Tôi không có nhiều tiền. Số tiền mà tôi tiêu xài hàng tuần có lẽ cũng không bằng bọn họ đi chơi một đêm. Cộng cả khóa học lại, có lẽ đã đủ để cho gia đình tôi mua được một cái gì đó hay ho. Nhiều bạn cùng lớp ban đầu tỏ ra hào hứng với việc ôn thi ngay từ đầu năm, nhưng rồi cũng lần lượt nộp đơn xin thôi học vì lý do không có đủ tiền, thật là hài. Có đứa cộng tiền lại lên đến cả triệu bạc mà không hay. Cái lý do thứ hai cũng có lẽ cũng vì tiền. Các thầy cô chẳng thể nào có chất lượng cao được, tôi đã thấy được điều đó vào năm tôi lên lớp mười. Năm ấy chỉ có mỗi mình tôi là ra thị trấn ôn thi. Tôi bát chợt trở thành kẻ khác người, ghe rợn. Và kết quả là rất ít trong số ôn thi ở trường nhà đỗ vào trường phổ thông mong muốn. Và bây giờ cũng vậy. Tôi chỉ có đúng một tháng để học hết những gì mình chưa biết. Những công thức, những cấu trúc hay cả cách bấm cái máy tính bỏ túi, tất cả đều mới lạ đối với tôi. Những thứ đó tôi chưa bao giờ được dạy ở trường phổ thông. Bấy giờ tôi mới cảm thấy thấm thía cái trường mà tôi đã từng theo học. Tôi chỉ có một thàng để “học lại từ đầu”. Tôi không có thời gian và cũng không có nhiều tài liệu, và nếu có thì cũng lấy đâu ra thời gian để mà học. Những gì tôi có chỉ là số bài tập ít ỏi mà các giảng viên luyện thi cung cấp. Tôi chỉ có vẻn vẹn chưa đầy hai mươi bài tập toán, một cuốn giáo trình luyện thi cấp tốc môn lý và một bộ đề thi tiếng Anh mà tôi chẳng biết phải làm gì. Thầy dạy tiếng Anh thì lúc nào cũng sửa đề chán ngắt. Bước vào trường đại học, tôi choáng ngợp với sự rộng lớn của chũng. Đối với tôi, đó là một sự trải nghiệm. Tôi thi hai khối, hai ngành, hai lần thi. Tôi không nhớ rõ tôi thấy cô ấy vào lần thứ mấy nữa, chỉ nhớ rằng tôi thấy cô ấy. Bởi cả hai lần, tôi đều thi tại một chỗ. Tôi được mợ chở đến phòng thi lúc đi, còn lúc về thì tự mà về vì có muốn đón tôi, bà cũng không thể, đường xá kẹt đến nỗi chen chân còn không qua, nói chi xe máy. Và lúc về, tôi đã thấy cô ấy. Cô hàng xóm bé nhỏ của tôi. Cô là một thành viên của đội tiếp sức mùa thi. Cô đứng giứa đường, tay kết tay nhau để chia làn đường giao thông. Dáng người cô nhỏ nhắn, nhưng có đáng yêu hay không thì tôi cũng không rõ. Có lẽ là không, tôi đoán thế. Cô dội một chiếc nón tai bèo làm tôi nhớ mãi. Khuôn mặt nhỏ nhắn nhưng không đáng yêu, cũng không gợi lên được niềm vui cho người đối diện. Gương mặt ấy giống như chưa đựng một cái gì đó giận hờn xa xôi, nói chung là không thiện cảm. Đôi mắt của cô chứa đựng một điều gì đó như giận dữ. Cũng có thể đó chỉ là do nắng hắt? Tôi chỉ đi lướt qua và đưa mắt nhìn cô ấy, có lẽ cô ấy cũng thấy tôi. Nhưng tôi là ai chứ? Chẳng ai cả, ở đó có khối sỉ tử như tôi, và tôi chỉ là hạt cát bé nhỏ trong sa mạc. Nói chung, dáng người ấy, gương mặt ấy, đôi mắt ấy, tôi không thể nào quên được.

Thi đại học xong là cả khoảng thời gian dài lo lắng và căng thẳng. Tôi có hơn một tháng để mơ hồ không biết được cuộc đời mình sẽ trôi về đâu. Tôi chỉ có hai con đường: một là học đại học tại trường công lập, hai là đi làm công nhân. Tôi không được nguyện vọng hai bởi vì tôi chẳng có tiền để học vào trường dân lập mặc dù nếu tôi có thi trượt, tôi cũng thừ điểm để vào trường dân lập. Tôi lại không có sức khỏe để làm công nhân đầu tắt mặt tối trong nhà máy. Nói chung, tôi chỉ còn có thể đỗ vào đại học, không thì mọi chuyện sẽ chấm hết. Nhưng điều tôi lo nhất là kỳ vọng của cả gia đình tôi. Bởi vậy, tôi chỉ có thể đỗ và đỗ. Khoảng thời gian đó đối với tôi là một sự khó chịu vô cùng vô tận. Nhưng cuối cùng, tôi cũng trúng tuyển với số điểm vừa đủ để đỗ. Còn ngành còn lại thì trượt thảm bại, có tới hơn nghìn người và tôi không phải là một thánh nhân. Tôi cùng mẹ bận rộn cho việc nhập học. Mọi việc như một sự khởi đầu mới đối với tôi. Cũng may là gặp được vài người quen nơi đất khách quê người. Khoảng hai tháng sau, tôi thấy lại cô ấy.

Nhìn từ xa, thấy dáng người nhỏ nhắn ấy, tôi biết ngay là cô ấy. Dáng người mà tôi không thể nào quên được, dáng người mang đến một nỗi buồn nhè nhẹ. Trước mắt tôi, cô đang ngồi trên xe đạp với một người con trai. Tôi nghĩ họ là người yêu của nhau. Tôi nghĩ vậy. Cái suy nghĩ của tôi sau này được chứng minh sau nhiều lần tôi nhìn thấy họ đi cùng nhau. Tôi nghĩ thầm, phải rồi, lên đại học ai mà chẳng như vậy, sống chung còn là chuyện bình thường nữa nói chi là người yêu. Tôi không muốn mình bê tha đến nỗi sống chung với một người con gái, tôi ghét điều đó. Có lẽ tôi hơi cổ hũ. Tôi chỉ mong sao mình kiếm được một người yêu mình thật lòng mà thôi, nhưng đó là chuyện sau này, thời gian vẫn còn dài. Tôi nghĩ vậy.

Đã nhiều lần, tôi nhìn thấy cô ấy… từ phía sau. Cô ấy gửi xe cùng bãi gửi xe với tôi, và ở cùng dãy ký túc xá với tôi. Tôi biết được điều đó cũng sau nhiều lần tình cờ nhìn thấy cô ấy từ phía đằng sau. Cô có chiếc xe máy cà tàn. Tôi thấy cô vào gửi xe khi tôi cũng vừ gửi xe xong. Mặc dù cô đeo khẩu trang kín mít nhưng tôi vẫn nhận ra cô, bởi vì chỉ cần thấy dáng người thôi là tôi đã biết chính xác là cô rồi, không thể nào lầm được. Bạn trai cô đi xe đạp, tôi nghĩ đó là tình yêu thực sự, không vụng lợi, không khoảng cách. Chỉ có tình yêu thật sự mới được như thế.

Chúng tôi ở cùng một dãy ký túc xá, đó là dãy nhà năm lầu xây theo kiểu khép kính do tỉnh xây tặng. Chính vì sự khép kính đó mà tôi khó lòng nào gặp được người quen nào mặc dù cũng có người quen cũng ở trong đó. Một lần tản bộ từ bãi giữ xe về, tôi thấy cô ấy từ xa. Tôi không thể nhầm cô ấy với bất kỳ ai Tôi không thể nhầm cô ấy với bất kỳ ai, vì chỉ nhìn thấy thôi, tôi đã biết là cô ấy rồi. Cô ấy đi vào dãy nhà ấy, dãy nhà tôi cũng đang ở. Tôi chỉ biết được chúng tôi cùng ở chung một dãy nhà, nhưng tôi không thể biết được cô ấy ở phòng nào vì tôi đứng quá xa. Giờ thì cô ấy đã là cô hàng xóm của tôi, cô hàng xóm tôi chưa từng quen.

Cô hàng xóm của tôi lớn hơn tôi một tuổi, tôi đoán thế. Nhưng cũng có thể là hai, hay ba, hay thậm chí là cao hơn nữa. Tôi chỉ đoán như thế khi nhìn thấy cô. Cô trẻ, thậm chí còn trẻ hơn cả tôi nữa, và dáng người thì nhỏ nhắn. Một người con gái như thế không thể nào là một sinh viên sắp ra trường được. Vậy nên suy nghĩ của tôi có vẻ như chắc chắn. Nhưng điều tôi chắc chắn rằng cô ấy lớn tuổi hơn tôi. Tôi lại nhớ đến truyện hột cơm nhà bên quá, nhưng cô hàng xóm của tôi hơn tôi một tuổi, không phải là hai.

Cũng một lần tôi tình cờ nhìn thấy cô ấy cũng từ phía sau. Tôi đã biết được phòng của cô ấy. Có điều rằng tôi không thể ngờ rằng cô ấy ở ngay căn phòng mà ngày nào tôi cũng đi ngang qua. Trong phòng đó cũng có một bà chị tôi quen biết khi ở chung khu nhà trọ vào hồi phổ thông. Lại có bà bạn của thằng bạn của tôi nữa. Nhưng tôi không thân với bọn họ cho lắm, chỉ xả giao hay cười khi gặp mặt mà thôi. Căn phòng ấy lúc nào cũng có bóng dáng ít nhất là của một thằng con trai. Nhưng không có bạn trai của cô ở đó, tôi chắc vậy. Căn phòng đó lúc nào cũng mở cửa, bọn con trai lúc nào cũng đông đúc, tôi không thể hiểu được họ nghĩ sao khi ai cũng thấy họ. Phòng con gái mà lúc nào cũng mở cửa, ai đi qua cũng nhìn thấy, tôi cũng không phải là ngoại lệ. Nhưng chưa từng thấy cô ấy mãi cho đến khi tôi thấy cô ấy bước vào phòng. Cô ấy khác với bọn họ. Tôi nghĩ vậy.

Mỗi khi đi ngang, tôi đều ghé mắt ngang chỗ ấy. Tôi đi thật nhanh nhưng cũng thật chậm và một cách rất là tự nhiên. Tôi không muốn nhưng mắt tôi cứ cố dể bắt được một hình ảnh nào đó như người ta cố bắt hình ảnh viên đạn đang bay. Mắt tôi cũng thế.

Mỗi lần tôi nhìn thấy cô hàng xóm của tôi, cô ấy đều trong tâm trạng mệt mỏi. Cô luôn nằm dài một cách mệt mỏi trong phòng. Không lúc nào tôi thấy cô hàng xóm của tôi cười đùa hay nói chuyện với những người cùng phòng. Những gì tôi thấy đều là hình ảnh một cô cái nằm trên giường một cách mệt mỏi. Không thì thấy cô ấy ngồi bên chiếc máy tính, hoặc là đang di chuyển trong phòng. Thời gian cô ấy có trong phòng cũng ít hơn mọi người. Những hình ảnh mà tôi bắt được chỉ có thể đếm được bằng mili giây. Có lẽ cô ấy là một người bận rộn và mệt mỏi, tôi cũng thế, tôi cũng là một người luôn mệt mỏi. Đi học rồi đi làm. Cuộc đời vốn không công bằng. Một doanh nhân đã nói thế. Quả thật là cuộc đời vốn không công bằng và ta phải chấp nhận điều đó. Trong khi tôi luôn phải mệt mỏi căn thẳng thì những đứa chung phòng với tôi, chúng rảnh rỗi đến nỗi làm phiền người khác. Đời luôn bất công. Người thì không có thời gian, người thi luôn có quá nhiều thời gian dư thừa. Có lẽ cô ấy cũng giống như tôi, một người luôn bận rộn và mệt mỏi.

Cô hàng xóm của tôi là một người sống khép kính, tôi cũng thế. Tôi chưa bao giờ thấy cô ấy ở bất kỳ nơi nào ngoài bãi đỗ xe và trên đường đi bộ về ký túc xá. Tôi cũng chưa bao giờ nhìn thấy cô ấy ở tiệm photocopy mà tôi làm thêm. Mặc dù đó là nơi mà bất kỳ sinh viên nào cũng ít nhất một lần đến đó. Cũng có thể cô ấy đã đến, chỉ do tôi không thấy hoặc cô ấy đến không đúng ca tôi làm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang